Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

LỖI HẸN link Bài nhạc

https://youtu.be/yrvVcehHzY8

TÂM TÌNH HỌC TRÒ

Tâm tình học trò..Trong tâm tình Ngày Lễ Tạ Ơn Hồng Phúc xin post lại bài thơ : Tâm Tình Học Trò để nói lên lòng tri ân quý Thầy Cô Giáo của Mài Trường PTTH KRONG BUK (PTTH BUÔN HỒ ) qua các thế hệ .
...oOo...
TÂM TÌNH HỌC TRÒ
” Nhất tự vi sư, Bán tự vi sư “
Trò xin bày tỏ tâm tư
Tình Thầy Cô giáo đầy dư tháng ngày.
Lặng thầm chắp cánh phượng bay
Cho mùa hạ cuối chia tay sân trường.
Vào đời gói trọn yêu thương
Mang tình sư phụ nẻo đường tương lai.
Hành trang con chữ miệt mài
Lớn từng ngày tháng thành tài khắc ghi.
Làm người phải biết cố tri
Trò luôn nhớ mãi những gì Thầy trao.
Ơn Thầy tựa như non cao
Khơi nguồn dòng suối chảy vào biển sâu.
Dù cho ở mọi nơi đâu..
Vầng dương rực sáng ánh mầu lung linh .
Trò luôn tự nhủ tâm mình
Tri ân Người mãi trung trinh muôn đời .
Hồng Phúc 

Bài thơ “Tâm Tình Học Trò” của tác giả Hồng Phúc là một tác phẩm bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đối với các thầy cô giáo. Bài thơ không chỉ thể hiện sự tri ân mà còn thể hiện tình cảm sâu sắc và sự cảm kích của học trò đối với những người đã dìu dắt mình trong quá trình học tập và trưởng thành. Dưới đây là một số điểm nổi bật trong bài thơ:

1. Chủ đề và cảm xúc:

  • Lòng biết ơn và tri ân: Bài thơ là một bức thư tri ân gửi đến các thầy cô giáo, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của học trò đối với sự dìu dắt và giáo dục của họ. Tác giả sử dụng những hình ảnh và từ ngữ để làm nổi bật tầm quan trọng của các thầy cô trong quá trình trưởng thành của học trò.

  • Tình cảm chân thành: Bài thơ thể hiện một tình cảm chân thành và sâu sắc, từ sự cảm kích đến sự biết ơn vững bền. Tác giả không chỉ bày tỏ lòng biết ơn mà còn nhấn mạnh rằng những bài học và tình cảm từ thầy cô sẽ mãi mãi tồn tại trong lòng học trò.

2. Hình ảnh và biểu tượng:

  • Phượng bay: Hình ảnh “phượng bay” tượng trưng cho sự trưởng thành và sự chia tay trong mùa hè cuối cùng của thời học sinh. Phượng là biểu tượng của sự học hành và sự tạm biệt, làm nổi bật cảm xúc của học trò khi rời xa trường lớp.

  • Hành trang con chữ: Đây là hình ảnh tượng trưng cho những kiến thức và bài học mà học trò mang theo trong suốt cuộc đời. Những bài học này là hành trang quý giá giúp học trò vượt qua những thử thách trong tương lai.

  • Non cao và biển sâu: Những hình ảnh này biểu thị sự vĩ đại và sâu rộng của lòng biết ơn đối với thầy cô. Tình cảm của học trò đối với thầy cô được so sánh với sự cao cả của núi và sự sâu thẳm của biển.

3. Ngôn ngữ và phong cách:

  • Sử dụng câu thơ và hình ảnh truyền thống: Bài thơ sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh quen thuộc trong thơ ca tri ân, như “nhất tự vi sư, bán tự vi sư,” để thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn đối với các thầy cô.

  • Nhịp điệu và cấu trúc: Bài thơ có cấu trúc và nhịp điệu tự do, với các câu thơ dài ngắn không đều, giúp tác giả truyền tải cảm xúc một cách tự nhiên và chân thật. Ngôn ngữ trong bài thơ rõ ràng, dễ hiểu và rất biểu cảm.

4. Tín ngưỡng và tâm linh:

  • Tri ân mãi mãi: Bài thơ khẳng định rằng lòng tri ân và tình cảm đối với thầy cô không chỉ dừng lại ở hiện tại mà sẽ kéo dài mãi mãi, dù ở bất kỳ nơi đâu hay trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

  • Ánh dương lung linh: Hình ảnh “vầng dương rực sáng ánh mầu lung linh” thể hiện sự tôn vinh và kính trọng đối với thầy cô, làm nổi bật sự tỏa sáng và ảnh hưởng của họ trong cuộc sống của học trò.

5. Tóm tắt và ấn tượng chung:

Tâm Tình Học Trò” là một bài thơ đẹp và cảm động về lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo. Bài thơ không chỉ thể hiện sự tri ân mà còn bày tỏ một tình cảm chân thành và sâu sắc, khẳng định rằng những bài học và tình cảm từ thầy cô sẽ mãi mãi là một phần quan trọng trong cuộc đời học trò. Tác giả đã khéo léo sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ để truyền tải sự kính trọng và lòng biết ơn, tạo nên một tác phẩm ý nghĩa và cảm động.

Bài thơ của Hồng Phúc mang lại một thông điệp sâu sắc về lòng tri ân và sự kính trọng, làm nổi bật tầm quan trọng của giáo dục và sự ảnh hưởng của các thầy cô trong cuộc sống của mỗi người.

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

XẾ CHIỀU
--------------
Xế chiều rồi tôi vẫn nắm tay bà
Kể từ khi tôi gọi bà là vợ
Đã đi qua biết bao mùa hoa nở
Những bổng trầm sắc thái của tình yêu.

Xế chiều rồi hai chiếc bóng liêu xiêu
Gợi tôi nhớ về một thời tuổi trẻ
Nắm tay tôi, bà ngượng ngùng thỏ thẻ:
“Người ta chịu rồi, còn hỏi làm chi”.

Xế chiều rồi tôi vẫn nắm bà đi
Dẫu chỉ là những bước cao bước thấp
Nhớ khi xưa tôi nhắc nhiều, bà vấp
Để bây giờ bà khập khểnh bước chân.

Xế chiều rồi tôi thấp thỏm băn khoăn
Mình đông con mà thân già cô quạnh
Chúng giàu sang mà đẩy đùn, tị nạnh
Đòi chia mảnh vườn hương hỏa tổ tiên.

Xế chiều rồi lòng tôi nặng ưu phiền
Mấy thằng con chỉ biết nghe lời vợ
Chúng chỉ mong vợ con không đói khổ
Tôi với bà mấy khi được quan tâm.

Xế chiều rồi, tôi lại nghĩ mông lung
Tôi đi trước hay là bà đi trước
Nhỡ tôi đi rồi, ai dìu bà bước
Tội nghiệp bà sẽ đơn chiếc, lẻ loi.

Xế chiều rồi, ráng giữ sức bà ơi
Tôi chỉ mong mấy đứa con tỉnh ngộ
Chúng học lại những gì trong sách vở
Để đánh vần....“chữ hiếu”...kịp người ta!

Trang Ho

Hồng Phúc ( Sưu tầm )

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016

MÂY KẾT THÀNH THƠ

MÂY KẾT THÀNH THƠ
Mây kết thành thơ mây vẩn vơ
Cuộn theo làn gió tự bao giờ
Phiêu du đi khắp phương trời mộng
Gói trọn yêu thương đậu bến bờ .
Mây kết thành thơ mây vẩn vơ
Mưa về phương nớ thỏa mong chờ
Muôn hoa tươi nở hương thơm ngát
Dòng nước trong xanh ngập suối mơ .
Mây kết thành thơ mây ngẩn ngơ
Trăng ngà lãng đãng núi chơ vơ
Xa vầng mây nhớ hoen sầu úa
Chờ đợi đoàn viên sáng chẳng mờ .
Mây kết thành thơ mây Vẩn vơ
Hỏi tình yêu đến tự bao giờ
Con tim thổn thức rung lồng ngực
Hẹn ước tương phùng dệt mối tơ .
Hồng Phúc
Buôn Hồ ( 02/08/2016) Viết tặng người đang yêu . 


Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

NGÀY SAU SỎI ĐÁ CŨNG CẦN CÓ NHAU

“Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…”

Xin nói ngay, bài viết này hoàn toàn không mang chủ đề âm nhạc dù tựa đề được trích từ bài hát “Diễm xua” của Trịnh Công Sơn với đoạn kết thúc thật độc đáo:

“Mưa vẫn hay mưa cho đời biến động
Làm sao em biết bia đá không đau
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…” [*]


Tuy nhiên, âm nhạc vốn có sự giao thoa mật thiết với nghệ thuật nên sỏi đá của TCS dẫn ta đến những viên sỏi “vô tri, vô giác” được thổi hồn trở thành nghệ thuật. Đó là điều tác giả bài viết này muốn nói.

Không có vật gì cô đơn bằng sỏi đá… từ đó dẫn đến một thứ triết lý kỳ quặc: “con-người-bằng-sỏi-đá” lại còn cô đơn hơn những hòn đá sỏi. Tại sao ư? Sỏi đá thường thấy nắm sát cánh bên nhau… còn con người, dù sống một mình hay giữa mọi người, vẫn cảm thấy mình cô đơn còn hơn sỏi đá!

Nhìn bức tranh sỏi đá dưới đây bạn sẽ thấy gì! Tôi thấy trước mắt mình là những viên đá lạnh lùng nhưng cũng đầy mầu sắc. Nhìn kỹ tôi lại thấy một người ngồi gục đầu trên ghế đá. Phía dưới chân có một vật màu nâu, đồ chừng là một chiếc gậy.

Nếu chiếc gậy tượng trưng cho tuổi già thì ta có thể hình dung đây là bức tranh chân dung bằng đá của một người lớn tuổi. Cũng vì thế tôi đặt tên bức tranh này là “Tuổi già cô đơn”. 


“Tuổi già cô đơn”
 
Sỏi đá đâu có tình cảm, nhưng ngắm những bức tranh dưới đây, những viên sỏi đá đã nói lên khá đầy đủ những khía cạnh tinh thần của con người. Sau khi chiêm ngưỡng từng bức tranh, tôi đã đặt tên cho những tác phẩm độc đáo này.
 

“Âu yếm”
 

“Đằm thắm”
 

“Tự do”
 

“Tình mẫu tử”
 

“Trưa hè trốn nắng”


“Tuổi trẻ”
 
Sỏi đá cũng đưa vào tranh những sinh hoạt hàng ngày. Qua đó, mỗi bức tranh thể hiện một hoạt cảnh sống động mang dáng dấp sinh hoạt của từng thời kỳ. Tranh sỏi đá nói nhiều hơn: những thông điệp tưởng chừng như khó nói bỗng nhiên có cơ hội nói thẳng, nói thật và nói hết.

Đối với riêng tôi, hình ảnh đoàn người vác đá trên vai gợi nhớ những ngày trong trại cải tạo với thông điệp: “Lao động là Vinh quang”. Theo ý nghĩ đó, bức hình cuối cùng đưa ta đến cảnh một đoàn người khiêng xác. Chẳng khác gì một đám ma thời kỳ đồ đá!  
 

“Những con chim cánh cụt”
 

“Một ngày làm việc”
 

“Lao động tập thể”
 

“Đám tang thời kỳ đồ đá”
 
Mỗi người khi nhìn vào những bức tranh đá sẽ có những cảm nhận khác nhau, đó chính là sự phong phú của nghệ thuật gợi hình. Sự xếp đặt trong tranh hoàn toàn theo ý tưởng sáng tác của người nghệ sĩ trong khi cảm nhận của người thưởng ngoạn có thể chắp cánh bay xa hơn giới hạn được đặt ra.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

NIỀM VUI TUỔI CAO NIÊN

NIỀM VUI TUỔI CAO NIÊN.
(Ai đang ở tuổi cao niên, người ta còn gọi là Tuổi Vàng, hãy nên đọc kỹ bài viết
này, vì nó nói lên những thực trạng cao quí nhất của tuổi cao niên,mà nhiều người
không hề để ý đến thực trạng cao quí này của Thượng Đế ban cho con người, trước khi nhắm mắt vĩnh viễn, buông xuôi hai tay để trở về với cát bụi)
Khi đã lớn tuổi, thì con người được nhiều tự do hơn, được thong thả hơn để sống. Không còn phải như em bé bị cha mẹ ép buộc, bây giờ thì muốn làm chi thì làm, muốn thức khuya dậy sớm gì, cũng chẳng còn ai la mắng dọa nạt, rầy la.
Nếu vợ vì thương, sợ mất sức khỏe, thì cũng cằn nhằn chút chút thôi, mình không nghe thì cũng chẳng bị roi đòn gì.
Không còn phải khổ công học tập, lo lắng cho tương lai mai sau, chẳng phải học thêm chi cho mệt trí, biết quá nhiều, biết quá đủ rồi. Nếu đã nghỉ hưu, thì học thêm làm chi. Nếu còn đi làm, thì cũng đã rành nghề, quen tay quen việc, làm việc dễ dàng.
Khi già tình yêu cũng không còn là mối bận tâm, không quan trọng quá, chưa nghe báo đăng các cụ già trên dưới sáu mươi tự vẫn chết vì thất tình. Tội chi mà chết vì tình trong tuổi già, vì cũng sắp thấy Diêm Vương rồi, việc chi mà đi sớm hơn. Khôn quá rồi, chết vì tình yêu là nông nỗi.
Đời sống tình cảm của tuổi già êm đềm hơn, ít đau đớn ít sôi động, và bình lặng. Tuổi già rồi, các ông không còn tính chuyện mèo mỡ lăng nhăng, khỏi phải lo lắng sợ vợ khám phá ra chuyện giấu giếm mà nhà tan cửa nát. Đỡ tốn tiền quà cáp, đỡ tốn thì giờ lui tới các nơi bí mật. Hồi hộp, đau tim. Các bà khỏi phải lo chuyện đi đánh ghen, không còn cần phải chăm chút nhan sắc làm chi nữa, vì như chiếc xe cũ rệu, có sơn phết lại cũng xộc xệch, cũng méo mó. An tâm và chấp nhận, thì khỏi băn khoăn mà vui.
Cũng có một số ít những cặp vợ chồng già đem nhau ra tòa chia tay, vì khi già cả hai đều trở thành khó tính. Hậu quả của ly dị trong tuổi già không trầm trọng như khi còn trẻ, vì con cái đã lớn, đã tự lập, không còn ảnh hưởng nhiều đến tương lai chúng và tương lai của chính mình. Vì còn sống bao lâu nữa mà lo lắng chi cho nhiều. Xa được ông chồng khó tính, độc tài là mừng. Dứt được bà vợ đanh đá, bạc ác là phải sung sướng. Khỏe trí.
Tuổi già, cố giữ cho còn có nhau, khi đã đến nước ly dị, thì hai bên đều đúng, đều có lý. Đây là hành động tự cứu mình, và cứu người ra khỏi cảnh khổ lúc cuối đời, khi mà mộ bia đã thấp thoáng trước mắt, không còn bao nhiêu ngày nữa.
Có điều ít ai nghĩ đến, là càng già, thì càng dễ tìm một người bạn đời để nối lại, để an ủi nhau trong tuổi xế chiều. Vì chung quanh họ, có thiếu chi người đứt gánh nửa đường. Chồng chết, vợ chết, ly dị. Vấn đề là không sao tìm được một người có chung nhiều kỷ niệm, nhiều tình nghĩa, nhiều chia sẻ như người phối ngẫu cũ.
Tình già cũng nhẹ nhàng, thong thả, ít khổ đau, ít sôi nổi hơn tình khi còn trẻ trung. Sức lực cũng có còn bao nhiêu mà ghen tương nhau chi, mà lo lắng chi cho thêm mệt, những người lớn tuổi kinh nghiệm và biết rõ như vậy. Nhiều người trẻ, sau khi gia đình tan vỡ thì xuống tinh thần, uống ruợu đánh bài tìm quên, đôi khi không phải vì họ quá thương yêu người cũ mà tự hủy hoại đời mình, mà chính vì họ tự thương thân, tự ái bị xúc phạm, và rồi sa lầy vào ruợu chè cờ bạc. Người lớn tuổi thì suy nghĩ khác. Họ nghĩ rằng ta cũng đã gần đất xa trời rồi, có sống thêm bao lâu nữa mà sầu khổ cho mệt. Mất củ khoai lang, thì kiếm củ khoai mì bù vào.
Tuổi già biết giá trị tương đối của tình yêu nên không tìm tuyệt hão, không tìm lý tưởng, và nhờ vậy không bị thực tế phũ phàng làm vỡ mộng, đau khổ. Khi già rồi, có ai hỏi tuổi, thì cũng không cần giấu diếm, không cần sụt đi năm bảy tuổi làm chi. Sướng lắm. Vì có sụt tuổi, cũng không giấu được những nếp nhăn, mà chẳng có ích lợi gì. Nếu tự cộng thêm cho mình chừng chục tuổi, thì không chừng được thiên hạ nức nở khen là còn trẻ, trẻ quá, và họ mơ ước được như mình.
Các ông có vợ đẹp, khi lớn tuổi cũng đỡ lo bọn dê xồm dòm ngó, lăm le dụ dỗ vợ mình. Con người, ai mà không nhẹ dạ, ai mà không ưa lời nói ngon ngọt êm tai, ai mà không có khi thiếu sáng suốt. Vợ chồng cũng có khi bất hòa, buồn giận nhau, và những khi nầy, lòng người dễ chao đảo lắm. Bởi vậy, các ông đỡ nghe các bà hăm he ly dị, hăm he bỏ nhau. Tuổi nầy các bà cũng thừa khôn ngoan để biết những tên ngon ngọt, hứa hẹn nhiều, thường chỉ là những tên phá đám, chứ không thể tin tưởng được.
Đàn bà có chồng hào hoa, đẹp trai, khi lớn tuổi cũng bớt lo, vì các ông cũng bớt máu nóng, bớt chộn rộn và khôn ngoan hơn thời trẻ trung. Biết kềm chế hơn, và biết rõ giá trị hạnh phúc gia đình cần gìn giữ hơn là chơi ngông.
Tuổi già, vợ chồng sống chung với nhau lâu rồi, chịu dựng nhau giỏi hơn, quen với cái thói hư tật xấu của nhau. Không còn thấy khó chịu nhiều nữa. Dễ dung thứ cho nhau, chấp nhận nhau, vì họ biết rõ bên cạnh cái chưa tốt của người bạn đời, còn có rất nhiều cái tốt khác.
Vợ chồng, khi đó biết bao nhiêu là tình nghĩa, bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu thân thiết, cho nên hạnh phúc hơn, vui hơn.
Tình yêu trong tuổi già thâm trầm, có thì giờ bên nhau nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn. Cũng có nhiều ông bà già ưa cãi vã nhau, cũng dễ hiểu, khi đó tai của cả hai ông bà đều lãng, người nầy nói một đường, người kia hiểu nẻo khác, cho nên buồn nhau giận nhau, không gây gổ sao được?
Tuổi già, thì tất cả mộng ước điên cuồng của thời trẻ trung đã tan vỡ, đã lắng xuống, không còn khích động trong lòng, không còn thao thức nhức nhối. Họ biết sức mình đến đâu, và không tội chi mà ôm cao vọng cho khổ thân. Họ còn biết thêm rằng, nếu những cao vọng điên cuồng ngày xưa mà có thành đi nữa, thì e cũng chỉ là hư không, chẳng đáng gì.
Khi tuổi già, thì biết khôn ngoan mà an phận, biết vui với bình thường. Biết đâu là hạnh phúc chân chính. Nhiều người già rồi mới tiếc suốt một thời son trẻ không biết sống, phí phạm thời gian theo đuổi những huyễn mộng, làm đau khổ mình, làm điêu đứng người khác.
Tuổi già, vui khi thấy mình hết nông nỗi, nhìn đời bằng cái tâm tĩnh lặng hơn. Ai khen không hớn hở mừng, ai chê không vội vã hờn giận. Vì biết rõ mình không có gì xuất chúng để thiên hạ khen nịnh. Và biết mình cũng có nhiều cố tật không chừa được, đáng chê. Chê thì chê, khen thì khen. Khen cũng thế, mà chê cũng thế, thì ta vẫn là ta, là một kẻ già, đáng được khoan thứ hơn là trách móc.
Lúc nầy, không còn muốn làm giàu, không bị con ma tham lam thúc bách để kiếm và tích trữ cho nhiều tiền nhiều bạc. Con cái cũng đã lớn, không phải chi tiêu nhiều thứ, thì tiền bạc, chỉ cần đủ sống thôi, cũng là thỏa nguyện. Họ cũng không cần se sua, tranh hơn thua với ai, tinh thần họ vui vẻ, dễ chịu và khỏe khoắn hơn.
Mối lo âu về tài chánh cũng nhẹ gánh. Bởi khi đó, nhiều người đã tích trữ được một số tiền nhỏ. Nhà cửa cũng đã có. Nợ nhà, nợ xe cũng ít đi, hoặc không còn nữa. Con cái cũng đã lớn, không còn là gánh nặng cho mình. Chúng nó đã có nghề nghiệp, đã làm ăn được. Chắc chắn tương lai chúng khá hơn mình nhiều. Người già không chi tiêu nhiều, ăn cũng ít đi rồi, chơi cũng không còn phung phí dại dột như tuổi trẻ.
Khi già, thời gian mới là thực sự của mình, vì không còn phải chạy ngược chạy xuôi kiếm sống nữa. Không còn bị bó buộc bởi trách nhiệm bổn phận. Có thể ngồi mơ mộng hàng giờ trên ghế đá công viên, thưởng thức thiên nhiên tuyệt thú, có thể tìm được an bình tuyệt đối,không như thời còn trẻ, đi nghỉ mát, mà thỉnh thoảng cũng bị công việc nhà ám ảnh, nhắc nhở.
Tuổi già về hưu, là một mong ước của gần như của tất cả mọi người. Nhiều người gắng làm sao kiếm cho nhiều tiền để dược về hưu sớm hơn. Nhiều thanh niên, ngày về hưu còn xa lắc, xa lơ mà vẫn mơ ước.
Người Mỹ, trẻ già chi cũng nghĩ đến hưu trí. Hưu trí trong tuổi già là một phần thưởng của tạo hóa, của xã hội. Cho sung sướng, nghỉ ngơi. Già là nghỉ ngơi, là khỏe khoắn.
Mỗi buổi sáng nằm dài trên giường, sáng nào cũng là chủ nhật trong tuần, muốn dậy lúc mấy giờ cũng được, muốn nằm cho đến trưa đến chiều cũng không sao. Nằm thoải mái, không ai chờ, ai đợi, không có việc gì gấp gáp phải làm, ngoại trừ cái bọng tiểu nó thúc giục, không cho mình nhịn lâu thêm được nữa. Thế thì sao mà không sung sướng?
Nếu chưa về hưu, còn đi làm việc, thì cái tâm của người lớn tuổi cũng nhẹ nhàng, ít bị những sức căng, bị áp lực đè nén. Vì tài chánh cũng quan trọng, nhưng không quá quan trọng đến nỗi khi thất nghiệp thì mất xe, mất nhà, mất vợ mất con như những người còn trẻ. Khi này, nhiều thứ trong cuộc sống đã ổn định, nhu cầu tiền bạc cũng không quá nhiều. Vả lại, già rồi, kinh nghiệm công việc nhiều, cho nên giải quyết mọi sự trong dễ dàng, thong thả.
Bạn đồng sự cũng có chút nể nang, phần vì tuổi tác, phần vì kinh nghiệm. Có trường hợp, còn có việc thì tốt, mất việc thì mừng hơn, vì có lý do chính đáng để về hưu cho khỏe. Vì nếu việc có hoài, việc lại dễ dàng, thì tiếc, không muốn về hưu. Tuổi lớn, không cần thăng tiến, không cần đua chen với ai, cho nên tinh thần thoải mái, được bạn bè chung quanh thương mến hơn. Những người về hưu rồi, trở lại làm việc, thì đi làm, như đi chơi, chứ không phải “đi cày” như nhiều người khác quan niệm. Vui thì làm tiếp, chán thì về nhà nghỉ ngơi.
Người lớn tuổi, thì sức khỏe xuống, bệnh hoạn ồ ạt đến tấn công, không ai thoát khỏi bệnh hoạn. Nhưng họ lại cảm được cái sung sướng của một ngày khi bệnh thuyên giảm. Một ngày khi cảm thấy gân cốt ít nhức mỏi hơn, dễ chịu trong từng khớp xương hơn. Người trẻ đâu có thấy được những nỗi sung sướng này? Vì họ chưa kinh nghiệm, chưa trải qua, nên chưa biết. Họ có sức khỏe, nhưng họ không biết đó là sung sướng, cho nên, xem như chẳng có giá trị gì. Anh chị xem, nếu anh chị có một tảng ngọc to bằng cái bàn nằm trong vườn, mà anh chị không biết đó là chất ngọc, thì không biết quý, không biết mình sung sướng có tảng ngọc, mà chỉ quý và sướng vì viên ngọc nhỏ xíu nằm trên chiếc nhẫn mà thôi.
Có người viết sách rằng, tuổi già, buổi sáng ngủ dậy, nghe xương cốt đau nhức mà mừng, vì biết mình chưa chết. Tôi thêm rằng, biết mình còn sống là mừng, biết mình đã chết nhẹ nhàng, càng mừng hơn.
Nầy anh chị có nhớ câu chuyện Thượng Đế khi đuổi tổ phụ loài người là ông Adam và bà Eva xuống trần gian, có chỉ mặt mà phán : “Từ nay chúng mi phải đổ mồ hôi trán mới có hạt cơm vào mồm”. Đó là câu nguyền rũa độc địa nhất, là lời phán ý nghĩa nhất, là con người phải sống trong nhọc nhằn. Sách Phật cũng có viết đời là đau khổ, và tu để tránh khổ. Đó, đời nầy đáng sống lắm, nhưng cũng nhiều khổ đau lắm. Bởi vậy nên tôi nói, được sống là mừng, mà được chết, cũng mừng. Tôi đi đám ma ông bạn già, thấy gia đình khóc lóc, rên rỉ thảm thương, con cháu mếu máo kể lể. Tôi cười trong bụng, nghĩ rằng bọn nầy không biết luật của tạo hóa. Có sinh thì có diệt. Chúng nó muốn thân nhân của chúng sống đời đời sao? Biết đâu chỉ là khởi điểm của một cuôc rong chơi. Nầy, tôi đọc cho anh chị nghe một đoạn thơ của anh bạn tôi:
Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó …
Ai thay da mãi mãi sống muôn đời ?
Kẻ trước, người sau xếp hàng xuống mộ,
Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi …
Khi tuổi già, thì xem cái chết như về. Ai không phải chết mà sợ. Sống qua khỏi tuổi năm mươi, là đã lời lắm. Tuổi trung bình của con người trên thế giới này chưa được con số năm mươi.Thì mình nên tự xem như được sống thêm đời thứ hai.
Đời trước đã hoàn tất, có cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Đời sau nầy, thì chắc chắn là sung sướng hơn hạnh phúc hơn đời trước. Vì đã từng trải, đã gom được kinh nghiệm của đời trước, để thấy đâu là hạnh phúc chân thật, đâu là phù du huyễn hão. Chết là về. Nhưng chỉ sợ không về được đến nơi đến chốn, mà như chiếc xe hư máy dọc đường. Làm khổ chủ xe, bắt nằm liệt mê man, không sống mà cũng không chết, đó mới là cái đáng sợ. Tôi biết vậy, nên đã làm di chúc, khi nào tôi bị mê ba ngày, thì xin rút ống cho tôi đi. Đi về bình an.
Này, anh chị nghĩ sao về ông bác sĩ mà người ta đặt cho tên là bác sĩ tử thần? Già rồi tôi không nhớ rõ tên, hình như ông ta tên là “Ki-Vô-kiên” (Kevokian — THD) phải không? Cái tên gần gần như vậy. Theo tôi, thì ông nầy là một vị Bồ Tát, cứu độ cho chúng sinh mau qua khỏi khổ đau, để bị ra tòa, bị tù tội. Chỉ có cái tâm Bồ Tát thật lớn mới làm được việc đó. Tôi cố tìm một cái ảnh ông ta để thờ sống, mà không có. Tôi nghĩ, trong tương lai, luật pháp sẽ không ngăn cấm việc cho người đau đớn ra đi sớm hơn, vì đàng nào cũng chết, tại sao phải kéo cái đau đớn ra dài hơn mới được chết. Trừng phạt người ta hay sao?
Trong tuổi già, người ta biết ơn sự nhiệm mầu của tạo hóa. Có bộ máy nào, không phải là gang thép, bạch kim, mà chạy một mạch sáu bảy chục năm không ngưng nghỉ, mà vẫn còn hoạt động như quả tim, buồng phổi, trái thận, cái bao tử, não bộ. Có hệ thống ống dẫn nào hoạt động sáu bảy chục năm mà chưa thay thế như các mạch máu của hệ thống tuần hoàn. Thì dù có rò rỉ van tim, chất mỡ đọng nghẹt trong vài ba mạch máu, thì cũng là sự thường tình, và mừng là còn sống, còn sinh hoạt được. Dù có phải liền liền đi vào cầu tiểu mỗi ngày nhiều lần, thì họ vẫn sung sướng là cái vòi xài mấy chục năm mà vẫn chỉ mới rò rỉ sơ sơ. Mấy cái vòi nước trong nhà, bằng kim khí cứng, không rỉ sét, thế mà năm bảy năm đã phải thay rồi…
Hồng Phúc sưu tầm .

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

CON VIẾT TÊN NGÀI JESUS

                                    CON VIẾT TÊN NGÀI JESUS 

Jesus con viết tên Ngài

Dẫu đời hạnh phúc, bi ai

Bình yên hay trong bão tố

Có Ngài con đâu sợ chi.

Jesus con gọi tên Ngài

Thế giới lan tràn dịch bệnh

Trần gian sống chết lênh đênh

Ngài đến thông ban sự sống

Jesus con cậy trông Ngài

Khi đời tâm can héo úa

Bên con luôn luôn có Chúa

ủi an ngập tràn yêu thương.

Jesus con kính tin Ngài

Dẫn con đi qua đêm tối

Khổ đau con không bối rối

Tựa Ngài bờ vai bình yên.

Jesus con mến yêu Ngài

Trái tim ngập tràn thương mến

Hồn con nguyện Ngài xin đến

Bình an mọi nơi thế trần.

Jesus con viết tên Ngài 
Jesus con gọi tên Ngài 
Jesus con kính tin Ngài 
Jesus con cậy trông Ngài.

Jesus con mến yêu Ngài..

Hồng Phúc 

Bài thơ “Con Viết Tên Ngài Jesus” của tác giả Hồng Phúc (Joseph Nguyễn Tới) là một tác phẩm thể hiện sự kính trọng và niềm tin vững chắc vào Jesus. Bài thơ thể hiện sự cầu nguyện, tìm kiếm sự an ủi và sự bảo vệ từ đức tin tôn giáo trong những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Dưới đây là một số điểm nổi bật trong bài thơ:

1. Chủ đề và cảm xúc:

  • Niềm tin và cầu nguyện: Bài thơ thể hiện sự tín thác sâu sắc vào Jesus, từ những tình huống hạnh phúc đến những thời điểm khó khăn. Tác giả không chỉ gọi tên Jesus mà còn cầu xin Ngài bảo vệ và dẫn dắt trong mọi hoàn cảnh.

  • Sự an ủi và bình yên: Những cảm xúc chính trong bài thơ là sự an ủi và bình yên. Tác giả diễn tả sự tin tưởng rằng Jesus sẽ mang lại sự bình an và yêu thương trong mọi tình huống của cuộc sống.

2. Hình ảnh và biểu tượng:

  • Tên Jesus: Việc lặp lại việc viết tên Jesus trong bài thơ không chỉ là một hành động thể hiện sự tôn kính mà còn là một cách để nhấn mạnh sự hiện diện liên tục và sự quan tâm của Ngài trong đời sống của con người.

  • Tình trạng thế giới và cá nhân: Hình ảnh thế giới “lan tràn dịch bệnh” và “sống chết lênh đênh” phản ánh những khó khăn và thử thách của cuộc sống. Tuy nhiên, tác giả tin tưởng rằng Jesus sẽ mang lại sự sống và sự bình an ngay cả trong những lúc khó khăn nhất.

3. Ngôn ngữ và phong cách:

  • Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và trực tiếp: Ngôn ngữ trong bài thơ rõ ràng và dễ hiểu, phù hợp với mục tiêu truyền đạt sự chân thành và cảm xúc sâu sắc. Các câu thơ thường ngắn gọn và tập trung vào việc bày tỏ lòng tin và sự tôn trọng đối với Jesus.

  • Nhịp điệu và cấu trúc: Bài thơ có cấu trúc đơn giản, với các câu thơ được viết theo thể tự do, giúp truyền tải một cách tự nhiên và cảm xúc. Việc lặp lại các cụm từ như “Jesus con viết tên Ngài” tạo ra một nhịp điệu đều đặn và nhấn mạnh sự liên tục của niềm tin và cầu nguyện.

4. Tín ngưỡng và tâm linh:

  • Lòng mến yêu và tín thác: Bài thơ thể hiện sự yêu mến sâu sắc và tín thác tuyệt đối vào Jesus. Tác giả không chỉ kêu gọi sự giúp đỡ trong những tình huống cụ thể mà còn thể hiện sự tin tưởng vững chắc vào tình yêu và sự bảo vệ của Ngài.

  • Bình an và sự hướng dẫn: Tác giả cầu xin Jesus dẫn dắt qua “đêm tối” và cung cấp sự bình yên, làm nổi bật niềm tin rằng Jesus là nguồn động viên và hướng dẫn trong mọi khó khăn của cuộc sống.

5. Tóm tắt và ấn tượng chung:

“Con Viết Tên Ngài Jesus” là một bài thơ thể hiện sự kính trọng và tin tưởng sâu sắc vào Jesus. Bài thơ kết hợp cảm xúc cầu nguyện và tín thác với hình ảnh rõ ràng về sự bảo vệ và yêu thương của Chúa. Tác giả sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng đầy cảm xúc để truyền tải thông điệp về sự bình an và an ủi mà Jesus mang lại trong những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống.

Bài thơ của Hồng Phúc tạo ra một không gian tâm linh yên bình, mời gọi người đọc cảm nhận và suy ngẫm về sự tin tưởng và niềm tin vào đức tin.


https://youtu.be/Gmqsq27i-iI



( Nguyện Chúa Jesus Phục sinh luôn ngự trị trong tâm hồn con và tất cả mọi người..)

1. Chủ đề và cảm xúc:

  • Niềm tin và cầu nguyện: Bài thơ thể hiện sự tín thác sâu sắc vào Jesus, từ những tình huống hạnh phúc đến những thời điểm khó khăn. Tác giả không chỉ gọi tên Jesus mà còn cầu xin Ngài bảo vệ và dẫn dắt trong mọi hoàn cảnh.

  • Sự an ủi và bình yên: Những cảm xúc chính trong bài thơ là sự an ủi và bình yên. Tác giả diễn tả sự tin tưởng rằng Jesus sẽ mang lại sự bình an và yêu thương trong mọi tình huống của cuộc sống.

2. Hình ảnh và biểu tượng:

  • Tên Jesus: Việc lặp lại việc viết tên Jesus trong bài thơ không chỉ là một hành động thể hiện sự tôn kính mà còn là một cách để nhấn mạnh sự hiện diện liên tục và sự quan tâm của Ngài trong đời sống của con người.

  • Tình trạng thế giới và cá nhân: Hình ảnh thế giới “lan tràn dịch bệnh” và “sống chết lênh đênh” phản ánh những khó khăn và thử thách của cuộc sống. Tuy nhiên, tác giả tin tưởng rằng Jesus sẽ mang lại sự sống và sự bình an ngay cả trong những lúc khó khăn nhất.

3. Ngôn ngữ và phong cách:

  • Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và trực tiếp: Ngôn ngữ trong bài thơ rõ ràng và dễ hiểu, phù hợp với mục tiêu truyền đạt sự chân thành và cảm xúc sâu sắc. Các câu thơ thường ngắn gọn và tập trung vào việc bày tỏ lòng tin và sự tôn trọng đối với Jesus.

  • Nhịp điệu và cấu trúc: Bài thơ có cấu trúc đơn giản, với các câu thơ được viết theo thể tự do, giúp truyền tải một cách tự nhiên và cảm xúc. Việc lặp lại các cụm từ như “Jesus con viết tên Ngài” tạo ra một nhịp điệu đều đặn và nhấn mạnh sự liên tục của niềm tin và cầu nguyện.

4. Tín ngưỡng và tâm linh:

  • Lòng mến yêu và tín thác: Bài thơ thể hiện sự yêu mến sâu sắc và tín thác tuyệt đối vào Jesus. Tác giả không chỉ kêu gọi sự giúp đỡ trong những tình huống cụ thể mà còn thể hiện sự tin tưởng vững chắc vào tình yêu và sự bảo vệ của Ngài.

  • Bình an và sự hướng dẫn: Tác giả cầu xin Jesus dẫn dắt qua “đêm tối” và cung cấp sự bình yên, làm nổi bật niềm tin rằng Jesus là nguồn động viên và hướng dẫn trong mọi khó khăn của cuộc sống.

5. Tóm tắt và ấn tượng chung:

“Con Viết Tên Ngài Jesus” là một bài thơ thể hiện sự kính trọng và tin tưởng sâu sắc vào Jesus. Bài thơ kết hợp cảm xúc cầu nguyện và tín thác với hình ảnh rõ ràng về sự bảo vệ và yêu thương của Chúa. Tác giả sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng đầy cảm xúc để truyền tải thông điệp về sự bình an và an ủi mà Jesus mang lại trong những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống.

Bài thơ của Hồng Phúc tạo ra một không gian tâm linh yên bình, mời gọi người đọc cảm nhận và suy ngẫm về sự tin tưởng và niềm tin vào đức tin.




 



MỘT NGÀY SẼ ĐẾN
Rồi sẽ đến một ngày
Con nhắm mắt xuôi tay
Quả tim thôi nhịp đập
Từ giã thế gian nầy.
Đời khép lại từ đây
Niềm vui hay sầu khổ
Sẽ không còn chiếm chỗ
Bể dâu một kiếp người.
Con tươi nở nụ cười
Trả lại cho cuộc đời
Trao nỗi niềm nhân thế
Trong tay Ngài Chúa ơi .
Con nguyện xin Chúa Trời
Ban cho người ở lại
Thoát khỏi vòng bi ai
Tràn niềm vui hạnh phúc.
Con dâng lời hoan chúc
Cảm tạ tình yêu thương
Dìu dắt con trọn đường
Về hưởng tôn nhan Chúa.
Hồng Phúc

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

QUÊ HƯƠNG ( KHANG THI)

QUÊ HƯƠNG

Quê hương là gì em nhỉ

Khi xa khắc khoải niềm thương

Tuổi thơ cánh diều no gió

Tha phương cứ mãi vấn vương

               *

             *  *

Quê hương là bờ xe nước

Trà giang con sóng bồi hồi

Ô hay ! cùng chung dòng chảy

Cớ sao ? bên lở bên bồi

               *

             *  *

Quê hương là đôi mắt sáng

Truân chuyên mắt Mẹ dịu hiền

Mắt kia nhìn con kì thị

Bỉu môi ! cha hắn ngụy quyền

               *

             *   *

Quê hương chắc không dung thứ

Những ai xảo ngữ điêu ngoa

Vì ham chút danh bèo bọt

Khai man...cha cách mạng mà

               *

             *   *

Quê hương trong ta rất thật

Trong con cha mãi ngọt ngào

Vĩnh hằng người là núi Thái

Xấu ư ! như thế đã sao...!!!

               *

             *   *

Quê hương là nguồn thương Mẹ

Là ân nghĩa nặng sâu dày

Cha là bầu trời cao rộng

Cho hoài mây trắng con bay

 

Trọng xuân ất mùi

khangthi Hồng Phúc sưu tầm