Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

VÀI NÉT TIỂU SỬ CỦA VỊ THÁNH NGHÈO THÀNH ASSISI

Tiểu sử Thánh Phanxicô

VÀI NÉT TIỂU SỬ CỦA VỊ THÁNH NGHÈO THÀNH ASSISI
Thánh Phanxixô Assisi còn được gọi bằng những tên khác như: Phanxicô Khó Khăn, Phanxicô Khó Nghèo, Phanxicô Năm Dấu, và có người gọi là Thánh Phan-Sinh do phiên âm từ chữ San Francesco. 
1. GIAI ÐOẠN NIÊN THIẾU
  1. - Phanxicô chào đời năm 1182 tại thành phố Assisi bên nước Ý (Italia).
  2. -Cha của Phanxicô là ông Bênađônê, một thương gia giàu có chuyên xuất nhập cảng hàng vải vóc tơ lụa.
    Mẹ của Phanxicô là bà Pica, quê ở Provence nước Pháp, là một phụ nữ hiền từ và đạo đức.
  3. -Phanxicô đã lãnh nhận bí tích Rửa tội tại nhà thờ Thánh Ruphinô với tên thánh là Gioan Baotixita. Nhưng sau khi trở về từ nước Pháp, ông Bênađônê đổi tên cho con trai thành Phanxicô (tiếng Ý là Francesco, có nghĩa là "chú Tây con") để ghi nhớ chuyến đi buôn bên Pháp (Francia).
  4. -Bẩm sinh Phanxicô có tính cao thượng, trong sáng, tế nhị, lại thích thơ nhạc và có khiếu thẩm mỹ. Cậu được học giáo lý cũng như văn hóa ngay tại họ đạo với các linh mục. Vì có khiếu về thương mại, nên mới 14 tuổi, Phanxicô đã được gia nhập vào Hiệp hội thương gia Assisi và được cha giao cho công việc trông coi cửa hàng của gia đình.
  5. -Phanxicô rất được các bạn trẻ yêu mến. Họ đã gọi cậu là "Ông Hoàng của Giới trẻ".
  6. -Khi đến tuổi trưởng thành, chàng mơ làm hiệp sĩ, nên đã sắm áo giáp, vũ khí và ngựa chiến để tòng quân.
  7. -Nhưng ngay lần giao chiến đầu tiên giữa Assisi và Pêrugia năm 1202, Phanxicô đã bị bắt làm tù binh. Mặc dù ở trong tù, suốt ngày chàng vẫn ca hát vui vẻ và luôn nâng đỡ tinh thần các bạn tù.
2. GIAI ÐOẠN HOÁN CẢI
  1. -Phanxicô được phóng thích năm 1203 vì bị bệnh nặng.
  2. -Chàng bị bệnh kéo dài suốt năm 1204.
  3. -Cuối năm 1204 hay vào mùa xuân 1205, được tin tướng Gauthier de Brienne chiêu mộ binh lính để chống người Hồi giáo, Phanxicô xin gia nhập vào đoàn quân ấy.
  4. - Trong đêm trước ngày lên đường, chàng chiêm bao thấy mình đang ở trong một lâu đài thật nguy nga tráng lệ, đầy vũ khí có hình Thánh Giá, lại có cả một thiếu nữ thật kiều diễm, rồi chàng nghe tiếng nói: "Tất cả là của ngươi nếu ngươi phục vụ dưới ngọn cờ Thánh Giá". Chàng rất vui mừng, tin tưởng sẽ trở thành hiệp sỹ.
  5. -Một hành vi quảng đại: trên đường đi, gặp một hiệp sỹ chính danh với bộ áo giáp nghèo nàn, Phanxicô đã đổi bộ áo sang trọng của mình cho người hiệp sĩ ấy.
  6. -Nhưng đêm hôm đó, trong quán trọ ở Spôlêtô, cách Assisi khoảng 40 cây số, Phanxicô lại có giấc mộng thứ hai, trong đó có mẩu đối thoại như sau:
"Phanxicô, con chờ mong ân huệ nơi ai? Nơi người chủ hay nơi người tôi tớ?"
"Dĩ nhiên là con mong chờ nơi người chủ".
"Vậy tại sao con bỏ người làm chủ để đi phục vụ người tôi tớ?"
"Lạy Chúa! Vậy con phải làm gì bây giờ?"
"Hãy trở về Assisi rồi con sẽ rõ"
  1. - Sáng hôm sau, Phanxicô quay trở về Assisi. Mặc cho mọi người ngạc nhiên và đàm tiếu chàng bắt đầu xa lánh bạn bè, thích tìm nơi thanh vắng để suy tư, cầu nguyện và chờ đợi.
  2. -Một hôm, trên đường đi, Phanxicô gặp một người phong cùi. Theo phản ứng tự nhiên, chàng sợ hãi muốn tránh. Nhưng chàng đã tự trấn tĩnh và đến ôm hôn người cùi ấy. Kể từ ngày ấy, chàng thích gần gũi, chăm sóc những con người xấu số mà xã hội bấy giờ hất hủi.
  3. -Phanxicô thường lấy của cải mình có để chia cho những người hành khất. Vào một dịp đi hành hương Rôma, chàng đã đổi áo cho một người hành khất để suốt ngày ngồi xin bố thí.
  4. -Vào mùa thu hoăc cuối năm 1205, tại nhà nguyện Thánh Ðamianô, đang khi cầu nguyện, Phanxicô nghe tiếng nói từ cây Thánh Giá: "Con hãy xây lại nhà Ta đang đổ nát". Phanxicô tức tốc về nhà lấy vải vóc tơ lụa đem bán lấy tiền giao cho cha sở để sửa nhà thờ. Nhưng cha sở không nhận, Phanxicô quẳng túi tiền vào một góc cửa sổ, và đi xin vật liệu để tự tay sửa nhà thờ.
  5. -Khi trở về, ông Bênađônê nổi giận vì biết rằng Phanxicô đã bán vải và ngựa để có tiền sửa nhà thờ, ông đã tìm đến cha sở để đòi lại. Rồi, vì không thể thuyết phục Phanxicô trở về, ông đã kiện Phanxicô với Ðức giám mục thành Assisi.
  6. - Vào tháng giêng hoặc tháng hai năm 1206, được gọi ra tòa của Ðức giám mục, Phanxicô đã từ khước quyền thừa kế và trả luôn bộ y phục đang mặc cho ông Bênađônê, và tuyên bố: "Xưa nay, tôi vẫn gọi ông Bênađônê là cha. Nhưng bây giờ, tôi có thể nói: Lạy Cha chúng con ở trên trời"
  7. -Suốt mùa hè năm 1206 đến tháng hai năm 1208, Phanxicô đã sửa nhà nguyện Thánh Ðamianô, rồi nhà thờ Thánh Phêrô và nhà thờ Ðức Bà Nữ Vương Các Thiên Thần (Portiuncula).
  8. -Ngày 24.02.1208 tại nhà thờ Portiuncula, Phanxicô nghe đoạn Phúc Âm Thánh Matthêu (Mt 10: 7-14): "Dọc dường hãy rao giảng. Ðừng sắm vàng bạc, hay tiền đồng để giắt lưng. Ði đường đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi giày hay cầm gậy.". Chàng đã reo lên: "Chính đây là điều tôi mong ước, tìm kiếm và nóng lòng thực hiện".
3. GIAI ÐOẠN HOẠT ÐỘNG
Nhờ nếp sống và lời rao giảng, Phanxicô đã thu hút mọi thành phần trong xã hội. Từ những thương gia giàu có, những nhà trí thức, hay những thiếu nữ đài các, cho đến những thường dân trong xã hội, từ những kẻ độc thân, cho đến người đã lập gia đình, ai ai cũng say mê lý tưởng sống nghèo của Phanxicô. Và vì vậy, Phanxicô trở thành vị sáng lập Dòng mà chính ngài đã không dự tính trước.

       THÀNH LẬP DÒNG I
  1. - Ông Bênađô Quintavalô là một phú thương, sau khi bán hết của cải để chia cho người nghèo đã xin đi theo Phanxicô. Một tuần sau đó, ông Phêrô Cattani là một luật gia và một thanh niên khác tên là Egiđiô đã xin gia nhập nhóm. Vào giai đoạn này, các anh em tạm trú ngụ tại Portiuncula. Mỗi ngày anh em đi rao giảng, và làm thuê để sinh sống. Anh em dứt khoát không nhận tiền bạc.
  2. - Năm 1210 khi số anh em đủ 12 người, Phanxicô đưa anh em đi Rôma xin Ðức Giáo Hoàng Innocentiô III phê chuẩn luật sống. Ðức Giáo Hoàng đã phê chuẩn và giao cho anh em nhiệm vụ rao giảng về sự thống hối. Khi trở về, anh em đã trú ngụ tại một cái chòi ở Rivô-Tortô.
  3. - Khi một người dân muốn giành cái chòi ấy cho con lừa của ông ta, Phanxicô đã xin viện phụ dòng Biển đức ở Subasiô cho sử dụng nhà thờ Portiuncula. Kể từ đây, nhà thờ Ðức Bà Các Thiên Thần (Portiuncula) trở thành nhà thờ mẹ của Hội Dòng.
  4. -Thế là Dòng I, cũng gọi là Dòng Anh Em Hèn Mọn, đã ra đời.

    THÀNH LẬP DÒNG II
  1. Ðêm Chúa Nhật Lễ Lá năm 1212, tại Nhà thờ Ðức Bà các Thiên Thần, Phanxicô đã đón nhận Clara và trao ban áo dòng. Sau đó, ngài gửi Clara đến tạm trú tại Ðan Viện Nữ Tu Biển Ðức. Ít lâu sau, Anê, em gái của Clara, cũng đến xin gia nhập. Từ đó, hai chị em cư ngụ tại nhà nguyện thánh Ðamianô và phát triển thành Dòng II. Ðây là một dòng kín chuyên sống đời chiêm niệm.

    THÀNH LẬP DÒNG III
  1. -Năm 1216 tại Canara và Pốtgibonsi, một thị trấn ở giữa Firenxê và Siêna, cặp vợ chồng giàu có là ông Lukêsiô và bà Buônađôna đã trở thành những người Dòng III đầu tiên. Thời bấy giờ Dòng III có tên là "Dòng Những Người Qui Thiện" hay dòng "Những Người Ðền Tội".
  2. - Năm 1221 do lời khuyên của Ðức Hồng y Hugôlinô, Phanxicô đã viết bản Luật tiên khởi gọi là "Bản Ghi Nhớ Dự Phóng Ðời Sống" cho Dòng III. Bản Luật này đã được Ðức Giáo Hoàng Hônôriô III chuẩn y.
  3. -Năm 1289, Ðức Giáo Hoàng Nicôla IV lại ban sắc chỉ để phê chuẩn bản Luật 1221 với một vài sửa chữa.
  4. -Năm 1883, Ðức Lêô XIII đã cho soạn thảo một bản Luật khác.
  5. -Và vào năm 1978, Ðức Phaolô VI đã phê chuẩn bản Luật mới do ba nhánh Dòng I và Dòng Ba Tại Viện hợp tác soạn thảo. 
4. CÁC BIẾN CỐ KHÁC
  1. - Phanxicô đã xin Ðức giáo hoàng Hônôriô IV ban Ơn Toàn Xá cho những ai thành tâm kính viếng nhà nguyện Portiuncula. Và Ơn Toàn Xá này ban một năm một lần vào ngày kỷ niệm cung hiến nguyện đường, tức là ngày 2 tháng 8 mỗi năm.
  2. -Năm 1223, trong một hang đá tại Greccio, Phanxicô có sáng kiến tái diễn biến cố Giáng Sinh.
  3. - Năm 1224, trên đỉnh núi La Vécna, trong thời gian ăn chay để mừng lễ thánh Micaen, có lẽ vào ngày 14 hoặc 15 tháng 9, Phanxicô nhận được một thị kiến về Thiên thần sốt mến chịu đóng đinh và nhận các dấu thánh của Chúa Giêsu.
  4. - Tháng 4-5 năm 1225, Phanxicô trú ngụ tại nhà nguyện Thánh Ðamianô để chữa bệnh, nhưng bệnh không thuyên giảm. Một đêm kia, Chúa đã hứa ban cho ngài sự sống đời đời. Sáng hôm sau, ngài đã sáng tác "Bài Ca Tạo Vật".
  5. -Tháng 6 năm 1225, ngài đã thêm vào Bài Ca Tạo Vật một tiểu khúc nói về sự tha thứ, nhờ đó đã giao hòa được Ðức giám mục với ông thị trưởng thành Assisi.
  6. -Tháng 4 năm 1226, anh em đưa ngài đến Siêna để tìm cách chữa bệnh cho ngài. Tại đây ngài đã đọc cho anh em chép một Di chúc ngắn gọi là Di chúc Siêna. Sau đó có lẽ ngài đã về Coóctôna, và tại đây ngài đã soạn Di chúc chính thức. Cảm thấy cái chết đã đến gần, ngài thêm vào Bài Ca tạo vật một tiểu khúc cuối cùng nói về cái chết, mà ngài gọi là Chị Chết.
  7. -Ðêm thứ bảy, 3.10.1226, ngài đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà thờ Nữ Vương Các Thiên Thần. Và ngày 4.10, ngài được an táng tại nhà thờ Thánh Gioócgiô.
  8. - Ngài được Ðức giáo hoàng Grêgôriô IXphong thánh vào ngày 16.07.1228.
  9. -Ngày 25.05.1230, dân thành Assisi đã di chuyển cách trọng thể di hài của Thánh Phanxicô về Vương Cung Thánh Ðường đã được xây cất để tôn kính ngài.
5. KẾT LUẬN
Thánh Phanxicô đã qua đời từ thế kỷ13, nhưng tinh thần của ngài vẫn tồn tại cho tới ngày nay, và những đặc điểm phong phú của tinh thần Phan sinh vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng trong giáo hội Công Giáo, trong các tôn giáo khác, cũng như trong các dân tộc trên toàn thế giới. Quả thật, Phanxicô là một Kitô hữu đích thật. 
Nhân loại rất hãnh diện vì sự hiện diện của một người như Phanxicô!
Giáo Hội rất vui mừng khi phong thánh cho một người như Phanxicô!
Hội Dòng rất tự hào vì có một vị Thánh Tổ Phụ như Phanxicô!

THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ

Lễ Kính Thánh Phanxicô Xaviê

THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ - 3/12
Nguyễn Vũ Đoàn
**TIỂU SỬ**

Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại lâu đài Xaviê trong một gia đình quyền quý của Vương quốc Navarre nhỏ bé miền Bắc nước Tây ban Nha ngày nay. Khi Ngài 5 tuổi, nước Tây ban Nha thôn tính và sát nhập Navarre khiến gia đình Ngài lâm cảnh nước mất nhà tan. Muốn tiến thân bằng con đường trí thức, năm 17 tuổi Ngài đến Paris học (1525-1536).
Tại Paris Ngài sống trong cùng một căn phòng với chân phước Favre, và sau đó với Thánh I Nhã. Lần lượt Phêrô Favre rồi Phanxicô Xaviê được thánh Inhã thu phục. Năm 28 tuổi, ngài cùng với nhóm bạn của Thánh I Nhã khấn sống khó nghèo, khiết tịnh và làm việc tông đồ. Năm 31 tuổi ngài chịu chức Linh mục tại Venezia miền Baắc nước Ý năm 1537. Năm 35 tuổi ngài xuống tàu đi truyền giáo ở vùng Đông Á theo lệnh Đức Thánh Cha Phaolô III.
Tháng 4 năm 1541 ngài xuống tàu tại Lisbon và mãi 14 tháng sau mới đến được Goa bên Ấn Độ. Trong suốt 10 năm truyền giáo (1542-1552) ngài đã đi cả trăm ngàn cây số. Trong 7 năm đầu, ngài truyền giáo ở vùng Mũi Cormorin, sau đó ở Ceylan, Malaisia và từ đó đến Inđônêxia. Là vị Giám mục đầu tiên của Tỉnh Dòng đầu tiên ngoài Châu Âu, ngài yêu mến và gắn bó keo sơn với Chúa Giêsu, tha thiết với Dòng và anh em trong Dòng, kính trọng và tuân phục Thánh I Nhã, nhiệt thành lạ lùng với việc tông đồ. Ngài đã rửa tội cho hàng trăm ngàn tân tòng và gầy dựng nhiều cộng đoàn tín hữu khắp nơi. Thành quả tông đồ của ngài đã tạo nên một đỉnh cao trong lịch sử truyền giáo của Hội Thánh.
Trong vòng 2 năm (1549-1551) ngài đã thành lập một cộng đoàn tín hữu ở Nhật Bản ; trên khi ra đi, ngài trao lại cho một Linh mục Bồ đào Nha ; 20 năm sau, cộng đoàn này đã lên đến 30 ngàn n. Cuối cùng vì muốn vào Trung Hoa truyền đạo, ngài đã đến đảo Thượng Xuyên ngay cửa khẩu Quảng Châu, để chờ thuyền lén lút đưa ngài vào Trung quốc. Tiếc rằng tại đây ngài ngã bệnh và qua đời trong một chòi tranh chỉ có anh thanh niên trẻ thông dịch viên bên cạnh. Vài tuần lễ sau, người ta từ Goa đến tìm xác ngài, đem về Goa để chôn cất.
Thánh Phanxicô qua đời ngày 3.12.1552, được Đức Thánh Cha Grêgôriô XV phong thánh cùng với thánh Inhaxio vào năm 1622 và được đặt làm bổn mạng các ứ truyền giáo.
Thánh Phanxicô Xaviê là vị truyền giáo vĩ đại, người tiên phong cho cuộc truyền giáo thời mới. Ngài hòa nhập vào dân mà ngài muốn mang Tin Mừng đến ; ngài sống nghèo với những người lao động. Ngài hoạt động thật năng nổ cho cuộc truyền đạo và kích thích được tinh thần này ở Âu Châu. Hàng nghìn người đã theo gương ngài để mang Tin Mừng đi muôn phương.
**TRÍCH THƯ THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ GỞI CHO THÁNH INHAXIO**

Có rất nhiều người tại những nơi này hiện giờ chưa trở thành người có đạo, chỉ vì thiếu người làm cho họ nên người có đạo.
Nhiều lần tôi đã nghĩ đến việc đi tới các Đại học bên Châu Âu, nhất là ở Paris, để điên cuồng kêu lên khắp đó đây vá thúc bách những kẻ chỉ biết lý thuyết hơn là thực hành rằng : “Khốn thay, có vô số linh hồn, vì lỗi của các ông mà phải trục xuất khỏi trời và bị đẩy xuống hỏa ngục”.
Chớ gì những người đó chuyên chú vào việc tông đồ này như họ đã chuyên chú vào văn chương để có thể trả lẽ cho Chúa về đạo lý và những nén bạc đã uỷ thác cho họ.” (CGKPV trang 535) (Lm Nguyễn văn Trinh, Phụng vụ chư thánh)

TIỂU SỬ THÁNH VINH SƠN (VICENTE)

TIỂU SỬ THÁNH VINH SƠN (VICENTE)

Tiểu sử Thánh Vicente hay còn gọi Thánh Vinh Sơn

📷 Ảnh Thánh Vicente Giáo Xứ Phú Giáo Thánh Vinh Sơn Ferrier (1350-1419) Lễ Kính Vào Ngày 05/04 Hằng Năm. Bài liên quan >>> >>> Lễ kính Thánh Vinh Sơn quan thầy Giáo xứ ngày 05.04.2014 >>> Đồng Hương GX Phú Giáo Mừng Lễ Thánh Vicente >>>Kinh ông thánh Vicente
1. Thánh VINH SƠN là một nhà truyền giáo dòng Đa minh rất nổi tiếng. Ngài sinh tại Valencia vào ngày 23 tháng Giêng năm 1350 trong một gia đình danh giá. Do đó, người ta không lạ gì khi thấy ngài quen biết rất nhiều vị vương giả trong triều đình cũng như trong giáo triều La mã. Ngài theo học tại Valencia và năm 14 tuổi đã hoàn tất chương trình triết lý. Năm 17 tuổi xin gia nhập dòng Đa minh và năm sau được gửi đến học viện Barcelona. Năm 1370, tức là mới 20 tuổi, ngài đã dậy triết tại Lerida. Một trong những học trò danh tiếng của ngài là cha Pierre Fouloup, về sau trở thành đại pháp quan của giáo đình La mã. Vào năm 1373, 23 tuổi, Vinh Sơn trở nên rất danh tiếng khi có một nạn dịch lớn xẩy ra trong vùng Barcelon, khiến cho hàng ngàn người chết đói. Ngài tiên tri rằng đang có một tầu chở đầy lúa mì tiến đến thành. Đúng như lời ngài tiên báo. Nhiều người khỏi chết đói và dân chúng bớt hỗn loạn. Dân chúng hoàn toàn tin tưởng nơi ngài. Năm 1377, ngài được gửi đi học thêm tại Tuolouse và nổi tiếng với lời dạy dỗ "học tập đi theo lời cầu nguyện và cầu nguyện nối tiếp học tập". Ngài chuyên khoa về văn hoá Ả rập và Do thái đến nỗi về sau trở thành nhà rao giảng tin mừng không mệt mỏi cho mọi người, nhưng nhất là cho người Hồi giáo và Do thái giáo. Gia đình thánh nhân là bạn rất thân với Hồng Y Pedro de Luna, về sau trở thành Giáo Hoàng "nhưng không được chính thức ghi trong sổ" là Benedictô XIII tại Avignon, Pháp quốc (xin coi biểu đồ). Có lẽ phải nhận rằng thời gian ngài sinh sống là thời đại "láo nháo" nhất trong suốt lịch sử Giáo Hội khi quyền bính Hội Thánh trở thành tục hoá, và việc điều hành Giáo Hội nằm trong tay tới 3 vị Giáo Hoàng mà vị nào cũng có các thánh ủng hộ! Chúng ta nên xét thêm một chút về thời đại này để dễ dàng hơn phán đoán sự can đảm và hy sinh của thánh Vinh Sơn trong việc bảo về Giáo Hội.
Bấm để nghe truyện về Thánh Vicente 2. Như chúng ta đã biết thánh Vinh Sơn chào đời vào năm 1350 là thời gian mà các đức Giáo Hoàng đang cai trị Hội Thánh ở Avignon, Pháp quốc chứ không từ Roma. Toà thánh đi về Avignon từ năm 1309 đến 1376. Khởi đầu là việc các vị Hồng Y bầu chọn đức Tổng Giám Mục thành Bordeaux là Bertrand Got làm Giáo Hoàng, hiệu Clementê V (1305-1314). Tại Ý và tại Roma đã có nhiều cuộc chiến tranh muốn kiểm soát quyền lực Giáo Hoàng, và đã có một vài vị Giáo Hoàng phải rời khỏi giáo đô. Đức giáo hoàng Clementê V vì là người Pháp, nên thấy gần gũi với Pháp quốc hơn, đã quyết định dời hẳn giáo đô về Avignon vào năm 1309. Các vị Giáo Hoàng trong thời gian này là người Pháp. Nhưng khởi đầu cho các biến cố đau thương của Giáo Hội, là khi Đức Giáo Hoàng Clementê V qua đời năm 1314, thì toà thánh trống ngôi 2 năm vì các Hồng Y đã không đồng ý với nhau trong việc bầu cử vị tân Giáo Hoàng. Đến năm 1316 tại một tu viện dòng Đa minh ở Lyon, đức Hồng Y Jean d'Eusee Cadurco đắc cử và lên ngôi Giáo Hoàng, hiệu là Gioan XXII. Sau Đức Giáo Hoàng Gioan XXII là Benedictô XII; sau ngài là Đức Clementê VI; sau Đức Clementê VI là Đức Innocentê VI. Sau Đức Innocentê VI chân phước Urban V (1370-1370). Chân phước Urban V có lần đã về lại Roma, nhưng khi dân chúng thấy ngài chỉ định nhiều tân Hồng Y người Pháp hơn là người Ý nên nổi loạn chống đối, ngài lại về Avignon. Sau ngài là Đức Gregory XI (1370-1378) và cũng là vị cuối cùng ở Avignon. Ngài muốn trở về Roma dù cho các Hồng Y ngăn cản. Tuy nhiên thánh nữ Catarina de Siena đã đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục ngài trở về giáo đô năm 1376. Đến năm 1378 thì ngài qua đời và sau đó khởi sự cho thời tang tóc. Đức Gregori XI là người Pháp. Dân ở Roma muốn bầu một vị người Roma hoặc ít nhất là người Ý. Chúng ta không nên lầm tưởng rằng người Ý và người Roma là một. Đó là hai nước khác nhau, có những quyền lợi và bổn phận khác nhau. Dân chúng biểu tình gây áp lực với các Hồng Y đang có mặt. Các vị Hồng Y đã chọn đức Tổng Giám Mục Bari - ở ngoài Hồng Y đoàn - là Bartolomeo Prignano, người Ý lên ngôi giáo hoàng. Lịch sử kể lại rằng bầu cử xong, các vị Hồng Y bỏ trốn hết vì sợ dân chúng không hài lòng sẽ làm loạn. Ngài lên ngôi lấy tước hiệu là Urban VI. Tuy nhiên vì quá thẳng tính ngài làm mất lòng rất nhiều các Hồng Y, nhất là các Hồng Y người Âu Châu. Thấy vậy, các Hồng Y đâm ra nghi ngờ việc bầu cử trước đây, cho rằng đã bầu cử dưới áp lực của dân chúng. Nhân tiện vua Pháp đề nghị bầu vị Giáo Hoàng khác, các vị đã họp tại Avignon và khởi sự cuộc "ly pháp" 3 vị Giáo Hoàng thê thảm nhất trong Giáo Hội. Nhìn vào biểu đồ chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn Thời Avignon (Tất cả các vị Giáo Hoàng thời Avignon đều là người Pháp)
Clementê V (1305-1314), dời toà thánh từ Roma về Avignon năm 1309 Toà thánh trống ngôi 2 năm Gioan XXII Clementê VI Innocentê VI Chân phước Urban V (1362-1370), đã về Roma nhưng trở lại Avignon Gregory XI (1370-1378). Nhờ thánh Catarina de Sienna thuyết phục, năm 1376 ngài quyết định trở về Roma. Đức Giáo Hoàng Gregory XI B. Avignon (theo đề nghị của Vua nước Pháp là Charles V, các Hồng Y bầu tại Avignon) - Clementê VII (1378-1394) - Benedicto XIII (1394-1423) Có các thánh Vincentê Ferrier, Coletta Corbie và chân phước Phêrô Luxemburgh ủng hộ (1) A. Roma - Urban VI (Bartholomeo Prignano) (1378-1389) - Bonifacio IX (Tibaldeschi) (1389-1404) - Innocentê VII (1405-1406) - Gregory XII (1406-1417) (cuối cùng chấp nhận thoái vị) Có các thánh Catarina de Siena, Catarina nước Thuỵ Điển, Phêrô Aragon ủng hộ. C. Bolonia Năm 1407 vua nước Pháp là Charles VI đề nghị cả 2 vị Giáo Hoàng trên đến họp tại Savona để tìm giải pháp. Benedicto XIII đến, còn Gregory XII thì không. Các vua Âu Châu (Pháp, Anh, Bồ đào Nha, Bohemia, Đức, Ý) và các Hồng Y bèn họp Đại Công Đồng truất phế cả hai. Chủ thuyết Đại Công Đồng trên Giáo Hoàng phát sinh từ đấy. Các Hồng Y bầu 1 tu sĩ dòng Phanxicô là: - Alexandrô V (Pietro Philarghi) (1409-1410) - Gioan XXIII (Balthasar Cossa) (1411-1413) Khi Đức Gregory XII phải bỏ Roma vì chiến tranh thì Roma thuộc về quyền lãnh đạo của đức Alexandrô V. Khi Đức Alexandrô V từ trần thì Đức Gioan XXIII lên kế vị. Năm 1413 ngài cũng phải bỏ Roma cho vua Ladislas người thành Angers chiếm đóng. Ladislas bị vua Louis II của Pháp đánh bại. Còn đức Gioan XXIII phải nhờ vả đến hoàng đế xứ La Đức là Sigismund bảo vệ. D. Hợp nhất Hoàng đế Sigismund đề nghị đức Gioan XXIII triệu tập Đại Công Đồng Constancia (1413), rồi mời luôn 2 vị Gregory XII và Benedictô XIII đến, nhưng 2 vị này không tới. Riêng đức Gregory thì cho biết sẽ từ chức nếu 2 vị kia cũng làm như vậy. Tuy đức Gioan XXIII hy vọng là mình sẽ được chọn làm Giáo Hoàng nhưng khi thấy cả 3 vị đều bị yêu cầu từ chức thì bỏ trốn. Tuy nhiên Công Đồng vẫn tiếp tục. Công Đồng thấy vậy truất chức Đức Gioan XXIII. Chủ thuyết "quyền tối thượng thuộc về Công Đồng" xuất hiện. Sau đó Đức Gregory XII cử Đức Hồng Y Giovanni Domenici đại diện, tuyên bố thoái vị. Đức Benedictô XIII vẫn không chịu, nhưng không được vua nào, kể cả vua Tây Ban nha và thánh Vinh Sơn Ferrier ủng hộ nữa. Ngài bị Công Đồng cách chức. Như vậy 1 vị từ chức và 2 vị bị truất chức. Ngày 11 tháng 11 năm 1417 cử tri đoàn gồm cả Hồng Y và 30 Giám Mục thuộc các nước Pháp, Anh, Đức, Ý và Tây ban nha, mỗi nước 5 vị, bầu đức Hồng Y Otto Colonna, người Roma lên ngôi Giáo Hoàng tước hiệu Martin V (1417-1431)
3. Từ năm 1385 đến1390, thánh Vinh Sơn dậy thần học tại Valencia. Năm 1391, ngài được chọn làm linh hướng cho hoàng hậu Yolanda miền Salamanca. Cũng trong thời gian làm việc gần gũi với Hồng Y Pedro de Luna, thánh Vinh Sơn đã giúp một thầy Rabbi Do Thái giáo trở lại Công Gíao. Sau này vị mục sư trở thành Giám Mục Công Giáo tên là Paul of Burgos. Cũng có lần thánh nhân bị đem ra toà pháp đình Roma vì có người cho rằng thánh nhân nói "Juda cũng làm việc đền tội". Tuy nhiên, Hồng Y Pedro de Luna, vừa được bầu làm Giáo Hoàng (Benedict XIII) đã đốt tất cả giấy tờ tố cáo. Sau đó đức Benedict XIII gọi ngài sang Avignon và chỉ định làm cha giải tội của Đức Giáo Hoàng và là trưởng toà hoà giải. Thánh nhân từ chối mọi vinh dự, kể cả chức Hồng Y và Gíam Mục. Trong thời gian này, ngài bị bệnh sốt tê liệt nặng đến nỗi chỉ còn chờ chết. May mắn thay, Chúa đã hiện ra cùng với hai thánh Đaminh và Phanxicô chữa lành. Sau đó ngài được các vị uỷ thác đi rao giảng thống hối và cảnh báo mọi người về ngày phán xét cuối cùng. Năm 1399 Đức Benedict XIII cho phép thánh Vinh Sơn đi truyền giáo với "đặc ân mà Đức Kitô phó thác cho" (latare Christi). Trong 24 năm, ngài đi rao giảng tin mừng khắp miền Tây Âu Châu, kêu gọi mọi người thống hối và ăn năn đền tội. Số hối nhân đến với ngài đông đến độ ngài không thể giảng trong nhà thờ, nhưng tại các công trường và nơi thị tứ. Các vùng Provence, Dauphiny, Savoy, Alpine, Lombardi, thuộc Pháp, rồi Alexandria, ngài đã chọn một thanh niên trẻ nối gót đi rao giảng tin mừng. Đó là thánh Bernadine thành Siena. Một linh hồn nổi bật khác trong số môn đệ là thánh Margaret of Savoy. Rồi ngài vòng sang Thuỵ Sĩ, quay trở về Pháp qua ngả Lyons. Thiên hạ lũ lượt đi theo ngài. Con số đi theo, hiểu theo nghĩa đen, có lúc lên đến hơn 10,000 người. Đủ mọi thứ hạng. Từ vua chúa, quan quyền, đến người nghèo khổ. Thực là khó hiểu để giải thích hiện tượng này, vì có lẽ ngài chỉ nói tiếng miền Valencia, là tiếng Limousin. Vậy mà hàng vạn người cứ lũ lượt đi theo. Một trong những câu chuyện vẫn được kể lại về việc rao giảng tin mừng của ngài là, có một lần, sau khi đã hoàn tất bổn phận, giúp cho cả hàng ngàn người thống hối, thánh nhân cầu nguyện. Đang khi cầu nguyện, Chúa hiện ra với ngài. Thánh nhân tạ ơn Chúa. Chúa hỏi: - Con có biết tại sao nhiều người trở lại vậy không? - Thưa Chúa! Vì Chúa thương họ - Đúng. Nhưng con biết động lực nào thúc đẩy họ trở lại không? - Nhờ ơn Chúa. - Đúng vậy con ạ. Ơn của Ta đến với họ qua lời cầu nguyện của thầy vẫn cùng đồng hành với con đó. Trong khi con rao giảng, thầy cầu nguyện. Lời cầu nguyện của thầy thúc đẩy họ. Chúa lại ban cho ngài ơn làm phép lạ. Làm nhiều đến độ cha bề trên phải ra lệnh rằng, từ nay có phép của bề trên mới được làm phép lạ. Một hôm, đang lúc đi đường, bỗng dưng có một người thợ té từ trên lầu cao xuống đất. Ngài quát bảo " hãy dừng lại". Người thợ cứ đứng lưng chừng trên không như vậy. Thánh Vinh Sơn mới chợt nhớ ra rằng mình vừa làm phép lạ, nên nói với anh thanh niên chờ để về nhà dòng xin phép bề trên. Anh thợ cứ chờ trên không trung như vậy cho đến khi ngài trở lại! Ngay tại Việt Nam chúng ta, vào những thập niên 50 và 60 tại Bắc Việt cũng như Nam Việt, rất nhiều đền thờ, nhà thờ dâng kính ngài và nhiều người mang tên thánh rửa tội là Vinh Sơn để nhớ đến các ơn lành ngài đã làm. Vào năm 1408, ngài đồng ý với ý kiến xin 2 vị Giáo Hoàng Benedictô XIII và Gregory XII cùng gặp gỡ để tìm giải pháp cho cuộc ly giáo. Ngài khuyên đức Benedict nên thương đến Giáo Hội đang chịu đau khổ. Nhưng giấc mộng không thành. Sau đó, ngài trở lại Tây ban nha. Khắp các vùng Iberia, Castile, Aragon, Valencia, Murcia, Granada, Andalusia, Asturia đều được nghe tiếng ngài rao giảng. Bên cạnh đời sống đạo đức là những bài giảng đánh động con tim và phép lạ kèm theo. Hàng vạn người Do Thái và Hồi giáo chết ngất trong sự thán phục đời sống của ngài đã xin tòng giáo. Con số người Do Thái theo đạo lên đến hơn 25,000. Riêng tại xứ Granada, hàng vạn người Hồi giáo Moors về với Công Giáo. Cũng phải ghi nhận nơi đây rằng thánh Vinh Sơn là một trong những người rất ủng hộ đức Benedict XIII. Nhờ lời giảng dạy, gương lành, phép lạ, thánh nhân đã củng cố rất nhiều vai trò và vị thế của đức Benedict. Mãi cho đến năm 1416, khi Giáo Hội, với sự hướng dẫn của Hoàng đế nước La-Đức là Sigismund, đề nghị cả 3 vị Giáo Hoàng cùng từ chức để chọn một vị khác, và khi đức Benedict XIII không chịu từ chức, thánh nhân mới quyết định bỏ vị này. Đây là một quyết định thật đau lòng với thánh nhân. Đức Benedict vừa là người bạn, vừa là thầy, vừa là ân nhân. Nhưng, Giáo Hội phải trên tất cả. Sau đó thánh nhân tiếp tục rao giảng Tin Mừng thống hối, đánh thức lương tâm của nhiều người nhờ tài hùng biện và nhờ các phép lạ ngài làm. Không quá lời để nói rằng toàn vùng Tây Âu đều có gót chân ngài. Đã thế, chính cuộc đời đơn sơ, kham khổ của ngài là bài giảng hùng hồn hơn hết. Tuy là con nhà giầu sang, quyền quý nhưng cuộc sống của ngài phản ảnh tinh thần khó nghèo của Chúa Kitô. Đi rao gỉang khắp nơi, không có giường nằm. Những người quen của ngài thuật lại rằng sàn nhà bằng đất chính là giường ngủ của ngài. Ngài ăn chay liên tục. Ngài thường thức giấc lúc 2 giờ sáng để đọc kinh Thần Vụ. Dâng lễ hằng ngày. Đi giảng đạo ít nhất 3 giờ đồng hồ mỗi ngày. Làm phép lạ rất thường xuyên. Rồi đến 8 giờ tối, ngài chuẩn bị cho bài giảng ngày hôm sau. Ngài viết nhiều sách, đáng kể nhất là cuốn “De suppositionibus dialecticis”; “De natura universalis”; “De monderno eccle-siae schismate”, và “De vita spirituali”. 4. Cũng cần ghi nhận nơi đây các đặc tính của vị thánh được gọi là hay làm phép lạ này. Ngài được ơn triên tri. Ngài đã nói trước về việc thánh Bernadine de Siena sẽ được phong thánh, kể lại toàn bộ chi tiết buổi lễ như tận mắt trông thấy, rồi nạn dịch tại thành Barcelona, việc đức Giáo Hoàng tương lai sẽ đến từ giòng họ Borgia. Theo sách “Công Vụ Các Thánh” (Acta Sanctorum) ghi nhận thì ngài đã làm 873 phép lạ. Còn riêng ngài thì vào năm 1412, tức là 7 năm trước khi qua đời (1419), trong bài giảng trước công chúng, khi nói rằng ngài là 1 trong các thiên thần mà thánh Gioan đã nhắc đến trong phúc âm, đã nói “Thiên Chúa, qua lòng thương xót vô biên, đã cho tôi, người tội lỗi đáng thương, làm 3,000 phép lạ”. Chính vì thế mà chúng ta thấy tượng thánh Vinh Sơn có mang cánh thiên thần sau lưng như dấu hiệu của vị thiên thần sẽ trở lại trong ngày chung thẩm. Các tài liệu đương thời kể lại rằng ngài chữa 70 người khỏi bị quỷ ám. Thánh Antoninus nói rằng qua thánh Vinh Sơn 28 người chết sống lại. Thế nhưng, nhân đức quan trọng nhất của ngài với anh em trong Dòng được ghi nhận là sự vâng phục tuyệt đối vào các bề trên và sự phó thác hoàn toàn vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Suốt cuộc đời, thánh nhân đã sống đúng như những gì ngài dạy dỗ. Khi biết mình sắp giã từ cõi đời, ngài xin các anh em trong Dòng cùng họp lại chung quanh để đọc kinh. Ngài xin đọc bài thương khó. Đang lúc đọc kinh cầu các thánh thì ngài đã giã từ cõi đời về với Chúa. Đó là ngày 5 tháng 4, 1419. Ngay sau khi qua đời, Toà Thánh bắt đầu ngay tiến trình phong thánh. Như lời ngài tiên tri, một vị Giáo Hoàng dòng dõi Borgia là Alphonsus Borgia, tức là Đức Giáo Hoàng Calixtus III, vào ngày 29 tháng 6 năm 1455, long trọng tuyên dương hiển thánh cho ngài. Tuy nhiên, tên ngài được chính thức công bố trong công hàm các thánh do đức Giáo Hoàng Pio II vào ngày 1 tháng 10 năm 1458. 5. Thần đạo của thánh Vinh Sơn. Bên cạnh hồng ân Chúa ban như một người hay làm phép lạ, tiên tri, rao giảng, thánh Vinh Sơn đã để lại những lời dạy dỗ rất khôn ngoan cho các môn đệ như thần đạo của ngài. Ngài dạy như sau: “A. Khi các con bị ma quỷ cám dỗ” Đây là những phương thuốc mà cha muốn các con dùng để tránh những chước ma quỷ cám dỗ: 1. Phương thuốc thứ nhất: Đừng mong mỏi những ơn lạ. Người sống trong ơn nghĩa của Chúa là người đừng bao giờ mong mỏi được ơn lạ như ơn giảng thuyết, ơn mặc khải, ơn tiên tri...Hãy chỉ mong mỏi ơn biết yêu mến Chúa và tha nhân thôi. Tại sao? Việc mong mỏi ơn lạ là khởi nguồn của tính kiêu ngạo. 2. Phương thuốc thứ hai: khi cầu nguyện, xin ơn hoặc chiêm niệm, con đừng mong mỏi được ngay sự bình an hoặc sự an ủi thiêng liêng nào. Con nên nhớ rằng, khi cầu xin hoặc suy niệm, và được ơn, người ta sẽ tưởng rằng mình thánh thiện lắm. Sự tự hào khi được ơn chính là bước đầu dẫn đưa đến tính kiêu ngạo. 3. Phương thuốc thứ ba: tuyệt đối tin tưởng vào lời giáo huấn của Giáo Hội. Con đừng nghĩ mình sẽ có những ý tưởng cao siêu tuyệt vời hơn cả giáo huấn của Giáo Hội. Bước đầu cám dỗ của ma quỷ đó con ạ. Đừng tin ở mình. 4. Phương thuốc thứ tư: Tìm tòi trong Thánh Kinh. Hãy tìm đọc và nghiên cứu Thánh Kinh để thấy và nhận ra tiếng Chúa. 5. Phương thuốc thứ năm: hãy tránh xa những người cho rằng họ có ơn linh ứng. Đừng nghe họ nói cũng đừng nghe họ giải thích. Con sống đức tin của con chứ không phải những dấu lạ của người đó đâu.” ”B. Khi gặp gương xấu và những triết lý sai lạc” Thì đây là những phương thế chống lại: 1. Hãy thường xuyên xét mình. 2. Suy nghĩ và bàn hỏi trước khi hành động. 3. Theo con đường bình thường, làm những việc bình thường. 4. Đừng làm gì khi đang ở trong trạng thái nghi ngờ. 5. Hãy tiếp tục làm những việc thông thường đang làm, đừng bỏ lưng chừng. 6. Chấp nhận những thử thách như là ý Chúa cho phép ma quỷ cám dỗ”.
”Lạy Thánh Vin-cen-tê hay làm phép lạ, cầu cho chúng con”. Read more: http://www.giaoxuphugiao.com/2013/04/tieu-su-thanh-vicente-hay-con-goi-la.html#ixzz4vmHIxBGE

TIỂU SỬ THÁNH MARTIN DE PORRES

TIỂU SỬ THÁNH MARTIN DE PORRES
Tiểu Sử Thánh Martin de Porres (1579 – 1639)


Bạn thân của người nghèo khổ và của loài vật vô tri.

Martinô Porres sinh ngày 09-12-1579 tại thành phố Lima, nước Peru, Nam Mỹ châu. Trong sổ Rửa tội tại Lima còn ghi “Marinô, con trai người cha ẩn danh”. Thật ra cha của cậu là Gioan Porres, một người gốc Tây Ban Nha, sau làm thị trưởng tại Panama. Ông không nhận con khi thấy nó là con lai da mầu. Do đó, suốt nhiều năm, Martinô phải sống cảnh nghèo với người mẹ, không hôn thú, bà Anna Velasquez, một phụ nữ da đen. Tuy nhiên, xã hội Nam Mỹ “lai căng” thời đó chẳng những không làm cho cậu đau khổ, mà còn giúp cậu đạt tới đức khiêm hạ hơn, đây là đặc tính nổi bật nhất đời của cậu.
Mẹ con cậu Martinô tuy nghèo, nhưng lại rộng lòng bác ái với những người cùng cảnh ngộ. Một hôm bà mẹ gọi hai anh em Martinô và Gioanna, trao cho mấy đồng xu và sai chúng ra chợ mua rau. Bà đã cặn kẽ bảo em giữ tiền cẩn thận đi thẳng đến chợ, không nên nhìn hai bên đường. Vì bà nghĩ nếu con mình thấy kẻ nghèo khó thì sẽ thương mà tặng cho họ những đồng tiền mẹ con đang cần cho bữa tối nay. Hai anh em vâng dạ và mau mắn ra đi. Ðang đi, mắt cô em đã bắt gặp người ăn xin mặc đồ rách rưới bên kia đường. Ý nghĩ là sẽ không nói, nhưng tự nhiên cô bé bật miệng kêu “Kìa!” Thế là Martinô nhìn theo em.
Nghĩ đến lời mẹ căn dặn, hai anh em đã cố gắng đi tiếp. Những cậu lại nghĩ chắc mẹ cũng không nỡ để người hành khất này chết đói. Thế là hai anh em quay lại bên người hành khất, cậu lấy tiền ra và nói: “Nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi, ông hãy cầm lấy số tiền này!” Ông nhận quà, miệng rối rít cám ơn và xin Chúa chúc lành cho hai em. Thế là hết tiền, hai anh em đâm lo, không biết phải nói với mẹ làm sao. Vừa tới ngang nhà thờ chính tòa thành Lima, hai anh em liền vào, lên tận bao lơn cung thánh. Quỳ ở đó, Martinô đã cất lời cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu yêu dấu, xin ban của ăn cho chúng con. Con mới cho người hành khất số tiền duy nhất của mẹ con rồi. Chúng con không còn gì cho bữa tối nay. Xin Chúa đừng để mẹ con buồn giận chúng con. Cám ơn Chúa!” Em Gioanna thưa: “Amen”.
Martinô và Gioanna đứng dậy, bái Chúa rồi ra về, lòng đầy tin cậy Chúa biết rõ những gì gia đình các em cần. Vừa thấy hai con, bà không thấy chúng cầm gì thì biết ngay chúng đã gặp ai và hành động thế nào rồi. Bà cũng suy nghĩ có đánh, có la mắng chúng lúc này cũng chẳng ích gì. Vả lại, bà cũng từng bảo các con phải thương giúp người nghèo. Bà quay vào và liên tưởng đến người chồng, với lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cho ba tụi nhỏ sớm nghĩ lại, để chúng con có của nuôi thân, và có thể làm phúc cho cả những người nghèo nữa!”
Khi Martinô được 8 tuổi, tức năm 1587, ông Gioan Porres, một sĩ quan Tây Ban Nha, đã hồi tâm và trở về chăm sóc mẹ con bà Anna Velasquez. Ông đã đem hai con gửi trọ học ở nhà ông chú tên là Giacôbê tại Equador. Ở đây các em được chú thương yêu và thuê người giám hộ tốt để dạy về chữ nghĩa và đức tính. Martinô là cậu học sinh ngoan và thông minh. Sau hai năm, cha cậu để Gioanna ở lại tiếp tục học, còn Martinô, ông bắt về ở bên mẹ tại Lima. Ông căn dặn Martinô: “Con phải học nghề hớt tóc. Cha hy vọng con sẽ cố gắng học, và cố gắng trở nên người Công giáo tốt”. Martinô đã vâng lời cha và cố gắng học cũng như sống đạo tốt.
Thời đó và trong hoàn cảnh sống tại Lima, thợ hớt tóc đồng thời cũng là “thầy lang”. Họ phải học biết các kiến thức y học phổ thông, như biết bắt mạch chẩn bệnh, biết băng bó vết thương, biết chữa các bệnh cảm cúm, sốt rét, biết nắn khớp xương và pha thuốc. Martinô rất thích nghề này. Cậu thưa với mẹ: “Mẹ ơi, tập nghề hớt tóc là một nghề cao cả, mẹ ạ. Học nghề này con có thể giúp đỡ những người nghèo khó được nhiều, mẹ nhỉ!” Mẹ cậu khích lệ con: “Martinô, con là một đứa trẻ tốt. Xin Chúa chúc lành và luôn gìn giữ con tốt mãi như vậy!” Martinô thưa lại: “Thưa me, đó là điều con hằng cầu nguyện mỗi sáng trong thánh lễ, và Chúa đã giúp con. Ngài biến đổi con, giúp con học nghề này cho đạt kết quả tốt”.
Sau hai năm học nghề, lúc 12 tuổi, Martinô vui vẻ và hăng say hành nghề. Mỗi sáng, cậu tham dự Thánh lễ, có khi giúp lễ nhiều bao nhiêu có thể, tại nhà thờ Thánh Ladarô. Sau đó, mang đồ nghề đi rảo quanh khắp xóm dân nghèo, tới đến với những người già yếu, tàn tật để săn sóc bệnh tật cho họ mà không lấy công. Nhiều đêm cậu cũng phải thức để chăm sóc các con bệnh đang cần đến cậu. Nhất là những người hấp hối cần cậu ở bên khích lệ họ tin tưởng vào Chúa, và giúp họ dâng lên Ngài những bệnh tật đau khổ.
Năm lên 15, Martinô xin mẹ dẫn đến tu viện Mân Côi của các cha Dòng Ðaminh tại Lima để xin đi tu. Tuy mẹ mong muốn con làm linh mục hay ít là làm thầy Dòng nhưng Martinô xin mẹ ưng thuận để cậu chỉ xin làm người giúp việc trong Dòng mà thôi. Bà hỏi con: “Tại sao con không muốn làm linh mục hoặc thầy Dòng, mà lại chỉ muốn làm người giúp việc thôi?” Cậu thưa: “Vì con không muốn trở nên người quan trọng. Con chỉ muốn chu toàn những việc tầm thường vì yêu mến Chúa. Xin mẹ vui lòng chấp nhận ước nguyện của con!” Bà quyết định: “Ðược rồi, xin Chúa chúc lành cho con; còn trong tu viện, con muốn ở bậc nào tùy ý con chọn, mẹ chỉ xin con nhớ cầu nguyện cho mẹ”. Trước đây cha Tu viện trưởng cũng đã nhiều lấn nghe biết về cậu Martinô, nên người đã ưng thuận. Thế là Martinô được gia nhập tu viện, mang y phục người giúp việc trong Dòng Ðaminh. Cậu cảm thấy mình đã được thuộc trọn về Chúa và Ðức Mẹ.
Trong bậc giúp việc, Martinô dảm nhận nhiều công tác, như hớt tóc, coi nhà giặt, phụ trách phòng y tế, Martinô rất vui trong việc phụng vụ tha nhân. Bệnh nhân đầu tiên trong Dòng mà Martinô săn sóc, đó là Cha Phêrô. Một chân cha bị thương và lại bị nhiễm trùng, cần phải giải phẫu và cưa chân để cứu sinh mạng. Vì quá đau nên Cha Phêrô có phần bất nhẫn. Tới bữa, Martinô dọn một đĩa rau tươi với những trái ôliu thật ngon mang tới Cha. Ðến phòng, Maritnô gõ cửa. Có tiếng từ trong đáp ra: “Ði chỗ khác, để cho tôi yên”. Bất kể tiếng la quát cứng cỏi của Cha, cậu cứ điềm tĩnnh đẩy cửa bước vào. Với giọng săn sóc cậu hỏi: “Cha Phêrô ơi, Cha có thích dùng chút rau tươi tuyệt ngon này không?” Cha Phêrô mở to đôi mắt ngạc nhiên: “Sao lại không? Tôi đang thèm rau tươi đây. Sao cậu đoán được ý tôi?” Cha Phêrô ngồi dậy và dùng một cách ngon lành, “Cảm ơn Martinô nhé!” Cậu mỉm cười thưa: “Bây giờ để con thay băng cho Cha nhé?” Cha cũng mỉm cười đồng ý.
Thế là vừa thay băng Martinô vừa nói với Cha, “Thưa Cha, chắc Cha tin rằng Chúa sẽ chữa lành vết thương của Cha chứ?” “Martinô, con hãy cầu nguyện, để Chúa chữa lành vết thương của Cha! Còn Cha, dù có chết Cha cũng không muốn giải phẫu!”
Vừa ra khhi phòng Cha Phêrô, Martinô lên ngay nhà nguyện, quỳ cầu nguyện trước Nhà Tạm: “Lạy Chúa chí ái, xin chữa lành chân Cha Phêrô. Chúa đã từng chữa nhiều người khác, chẳng có gi mà Chúa không làm được. Con tin Chúa”. Tối hôm đó, khi Martinô trở lại thăm Cha Phêrô, cậu đã thấy Cha đang đi đi lại lại trong phòng! Vừa thấy cậu, Cha kêu lên: “Martinô, Martinô! con đã chữa lành vết thương của Cha rồi! Cha không biết phải cám ơn con thế nào. Con rời khỏi đâu chừng nửa giờ, thì chỗ bị sưng xẹp xuống và cơn đau cũng biến mất. Con vừa làm một phép lạ đó!” Martinô thưa lại, “Xin Cha đừng nói như vậy, con chỉ thay băng cho Cha thôi, chính Chúa mới làm cho vết thương Cha lành”. “Ðúng rồi, nhưng nếu con không cầu nguyện, chắc chắn Cha cũng chưa khỏi!”
Không những Martinô hết lòng thương yêu giúp đỡ mọi người, cậu còn săn sóc và bảo vệ sự sống của các con vật nữa. Các chú chim đến với cậu để kiếm ăn, các con mèo hoang cũng vậy. Cậu luôn dự trữ sẵn đồ ăn cho chúng. Một hôm, đàn chuột cắn đồ lễ tại Cung thánh, thầy phụ trách đã trình Cha Bề trên và xin để cậu Martinô diệt chúng, cậu bèn cầu nguyện, rồi đi lên phòng thánh. Vừa bắt gặp một chú chuột, Martinô gọi nó, nó đã ngoan ngoãn chạy lại bên cậu, Martinô nói: “Bây giờ chú hãy nghe cho kỹ... chú và các chuột khác phải rời khỏi phòng thánh này ngay, vì các chú đã cắn áo lễ. Chúa không hài lòng với các chú về việc này. Vậy các chú bảo nhau thu dọn ra ở chuồng bò. Tôi sẽ đem đồ ăn đến cho các chú. Hiểu chưa?”
Con chuột gật đầu rồi chạy mất. Một lát sau, nó dẫn một đàn chuột theo, nhắm thẳng hướng tay Martinô chỉ ra chuồng bò. Thầy phụ trách Cung thánh cũng hết sức ngạc nhiên khi chứng kiến đàn chuột đang đi theo hướng tay Martinô chỉ. Thầy đã lên trình Cha Bề trên về hiện tượng lạ lùng ấy. Và từ đó, không còn thấy lũ chuột cắn đồ lễ nữa.
Chín năm Martinô ở bậc giúp việc; đến năm 1603, khi anh đã 24 tuổi, các Bề trên nhận thấy ơn Chúa thương Martinô nhiều. Anh đã khiêm nhượng xin ở bậc giúp việc chứ không dám xin ở bậc các thầy. Các Bề trên và tất cả nhà Dòng đều nhận thấy anh sống đời cầu nguyện, khiêm nhượng thống hối và bác ái gương mẫu nên đã quyết định cho anh lên bậc tu sĩ thực thụ. Bề trên gọi Martinô và bảo: “Martinô, từ nay con không còn là người giúp việc nữa. Con sẽ là một Thầy Dòng”. Martinô thưa lại, “Thưa Cha, con bất xứng!” “Việc đó Cha chịu trách nhiệm. Con hãy mời mẹ con llên đây dự lễ Mặc áo Dòng!”
Khi được tin, mẹ cậu đã hết sức vui mừng.
Sau ngày Mặc áo Dòng, Martinô đã nhận thêm những trách vụ mới, như việc săn sóc những người nghèo khó bằng những lời: “Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành, gia tăng lương thực này, và xin Người thánh hóa tất cả những ai dùng của ăn này”. Lời nguyện này luôn luôn thấy hiệu lực. Bất kể người được ít kẻ được nhiều, không một ai đến xin ăn mà phải về tay không. Ai nấy đều được no đủ và hài lòng với thầy Martinô.
Một hôm, lúc thầy Martinô đem những ổ bánh cuối cùng trong kho nhà Dòng phát cho người nghèo, làm ông giúp việc nấu bếp lo lắng. Ông chạy đến thưa Cha Bề trên, nhưng ngài điềm tĩnh đáp: “Ông đừng lo, thầy Martinô không phát hết đâu, bánh sẽ còn đủ cho cả chúng ta nữa”.
Quả đúng như lời Cha Bề trên, vì hằng ngày, không rõ số bánh thầy Martinô đã cho đi bao nhiêu, nhưng các thầy vẫn luôn luôn có đủ bánh dùng.
Thầy Martinô luôn làm các việc bình thường trở nên những việc khác thường bằng tình yêu mến Chúa “hết lòng, hết sức, hết linh hồn” và phục vụ “yêu thương” anh em đồng bào theo giới răn bác ái của Chúa. Thầy thể hiện hai giới răn này suốt từ khi có trí khôn. Suốt hơn 45 năm sống đời khiêm hạ và bác ái trong Dòng Thánh Ðaminh tại Lima, Martinô tận tâm phục vụ Chúa nơi các bệnh nhân, những người nghèo khó và các trẻ em mồ côi. Thầy sống rất đẹp lòng Chúa nên Ngài đã làm bao nhiêu điều lạ lùng qua lời cầu nguyện của Thầy: như các lần thị kiến, xuất thần, đánh tội nhiệm nhặt, ở hai nơi một trật, thông hiểu thần học, làm phép lạ chữa lành bệnh nhân, cảm thông hiểu biết cũng như sai khiến được các con vật vô tri.
Thầy sống thật xứng đáng là một tu sĩ gương mẫu trong đức vâng lời trọn hảo, đức khiêm nhượng thẳm sâu, và lòng thương yêu đối với các thụ tạo của Thiên Chúa. Vị Thánh hai dòng máu Tây Ban Nha và Pêru da mầu này đã thể hiện tình yêu thương với mọi người không phân biệt chủng tộc, màu da hay quốc tịch. Thầy phục vụ Chúa Kitô trong mọi người, vô điều kiện và vô giới hạn. Trong những đêm dài cầu nguyện và thông hối, Martinô được đói khát tình yêu Thiên Chúa, và trong những ngày dài Thầy dành để săn sóc các bệnh nhân, nuôi dưỡng người nghèo, thi hành các công việc lao tác của nhà Dòng với một lòng khao khát cứu rỗi các linh hồn. Ðời sống thánh thiện của Thầy khiến cho các Bề trên và cả tu viện coi Thầy như một vị linh hướng gương mẫu của họ. Chính Thầy đã khiêm nhượng tự xưng mình là “người nô lệ hèn mọn” hoặc là “con chó lai = Mulatto dog”. Nhưng người dương thời gọi Martinô là “Cha bác ái” và “Cha của người nghèo”.
Ðầu tháng 11 năm 1639, gần ngày sinh nhật thứ 60, Thầy ngã lâm trọng bệnh, suốt ba ngày chịu đau khổ cách can đảm. Trong khi đó, những người từng được Thầy săn sóc giúp đỡ, đã cầu nguyện và khóc thương Thầy bên ngoài tu viện. Ðến ngày thứ tư, bệnh tình của Thầy có phần thuyên giảm. Ðức Mẹ và Thánh Ðaminh đã hiện ra để yên ủi Thầy. Martinô đã mời Bề trên và mọi anh em trong tu viện tới. Họ đến để cầu nguyện cho Thầy trong cơn hấp hối. Cha Bề trên hỏi: “Thầy Martinô, Thầy muốn chúng tôi hát bài ca nào để tiễn đưa Thầy?” Thầy đáp lại, “Xin hát kinh Tin kính”.
Thế là toàn thể anh em cao giọng cất lên bài ca tuyên xin Ðức Tin. Tới câu “Thiên Chúa là Cha toàn năng, Ðấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình” thì Thầy nhắm mắt lìa trần, linh hồn bay về với Ðấng mà các tu sĩ đang tung hô ca ngợi. Hôm đó là ngày 4 tháng 11 năm 1639.
Ðức Thánh Cha Gioan XXIII đã phong thánh cho Thầy Martinô đe Porres ngày 6 tháng 5 năm 1962, và gọi người là “Martinô Bác Ái”. Lễ kính Thánh nhân trong toàn thể Giáo Hội được ấn định vào ngày 3 tháng 11 hằng năm.

THÁNH INHAXIO,TỔ PHỤ DÒNG TÊN

THÁNH INHAXIO,TỔ PHỤ DÒNG TÊN

Thánh Inhaxiô, Tổ Phụ Dòng Tên

Thứ tư, 30 Tháng 7 2014 18:30 📷
📷
Từ Lộ Đức (Pháp) đến Burgos (Tây Ban Nha) hơn 400km. Tại Burgos có Đền Thánh Loyola nổi tiếng. Từ xa, nhìn Nhà thờ với dáng vẻ cổ kính và khuôn viên rộng lớn. Bên trong Nhà thờ có nhiều Nhà nguyện ở chung quanh với những cột đá cẩm thạch nhiều màu sắc khác nhau thật lộng lẫy, có nhiều tác phẩm nghệ thuật trên cung thánh, trên trần và trên các bức tường.
Chúng tôi viếng thăm những nơi liên hệ đến cuộc hoán cải của Thánh Inhaxiô. Hướng dẫn chương trình tham quan đã được thu âm bằng nhiều ngôn ngữ. Chọn phần tiếng Việt, chúng tôi lắng nghe về hành trình hoán cải và nên thánh của Inhaxiô, đi đến những căn phòng giới thiệu về cuộc đời của thánh nhân và đến Nhà nguyện “hoán cải” dâng thánh lễ.
1. Đôi dòng tiểu sử Thánh Inhaxiô
Thánh Inhaxiô sinh tại Loyola vào năm 1491, trong một gia đình quí tộc xứ Basque của Tây Ban Nha. Inhaxiô là người em út trong số 13 người con. Thời niên thiếu, Ignatiô được nhà vua chọn làm người hầu cận, tiếp đến là chiến sĩ trong quân đội hoàng gia.
Năm 1509, Inhatiô tòng quân Antonio Manrique de Lara, Duke thành Najera và Viceroy thành Navarre với mục đích là được thăng tiến thành một công tước. Dưới sự lãnh đạo của Duke, Inhaxiô đã tham gia nhiều trận đánh mà không bị thương tích gì.
Ý Chúa thật nhiệm mầu. Sức mạnh lại bày tỏ qua sự yếu đuối như lời thánh Phaolô:“…vì quyền năng của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối ” (2 Cr 12,9). Ngày 20 tháng 5 năm 1521, cột mốc ghi dấu đặc biệt. Quân Pháp đánh chiếm thành Pamplona. Inhaxiô bị một viên đạn đại bác bắn gảy chân và bị thương nặng. Bức tượng bằng đồng phía ngoài hành lang kể lại sự kiện này.Trở về sống dưỡng bệnh trong lâu đài của gia đình, Inhaxiô giết thời giờ bằng cách đọc những sách kể lại những hành động phi thường và lãng mạng của các hiệp sĩ. Các Nữ tu đã đem đến cho ngài cuốn “Cuộc đời Chúa Kitô” và cuốn “Hạnh các thánh”. Dần dần, những quyển sách này đã thu hút ngài. Khi đọc về cuộc đời của thánh Phanxicô Assisi, Thánh Đaminh và nhiều tu sĩ nổi tiếng khác, Inhaxio quyết tâm noi gương các bậc thánh nhân hiến mình để đi chinh phục Đất Thánh cho Giáo hội. Sau khi phục hồi, Inhaxio đến thăm tu viện Santa Maria de Montserrat của dòng Biển Đức. Tại đây, ngài treo bộ quân phục của mình trước một bức hình Đức Mẹ Maria. Sau đó, ngài đến thị trấn Manresa, Catalonia và đã dành nhiều tháng sống trong một hang động để thực hành khổ hạnh khắt khe. Tại Manresa, Inhaxio bắt đầu thay đổi lối sống và cảm nghiệm sự thay đổi trong tâm hồn xen lẫn niềm vui và nỗi khổ đau.Lương tâm bị đánh động, từ đó ngài khởi đầu một hành trình lâu dài và đau khổ khi trở về với Ðức Kitô. Có một lời cầu nguyện cho các hối nhân mà Inhaxiô rất tâm đắc: "Lạy Chúa, xin hãy chấp nhận mọi đặc quyền, mọi ký ức, mọi hiểu biết và toàn thể ý chí của con. Ngài đã ban cho con tất cả những gì con có, tất cả con người của con, và con xin phó thác chúng cho thánh ý của Ngài, để Ngài tùy ý sử dụng. Con chỉ xin Chúa ban cho con tình yêu và ơn sủng. Ðược như thế, con đã giàu sang đủ và không dám đòi hỏi gì nữa".
Vào năm 1522, được thấy Mẹ Thiên Chúa trong một thị kiến, ngài thực hiện cuộc hành hương đến đan viện dòng Biển Ðức ở Monserrat. Ở đây, ngài xưng thú tội lỗi, mặc áo nhặm và đặt thanh gươm trên bàn thờ Ðức Maria, thề hứa sẽ trở nên một hiệp sĩ cho Ðức Mẹ.
Trong khoảng thời gian một năm, ngài sống gần Manresa, có khi thì ở với các tu sĩ Ða Minh, có khi thì ở nhà tế bần, nhưng lâu nhất là sống trong một cái hang ở trên đồi để cầu nguyện. Chính trong thời gian hoán cải này, Linh Thao là con đường thiêng liêng đặc biệt và ngài bắt đầu một công trình mà sau đó rất nổi tiếng, đó là cuốn “Những Thao Luyện Tâm Linh”.
Vào năm 1523, ngài rời Manresa đến Roma và Giêrusalem, là nơi ngài sống nhờ việc khất thực và hăng say hoán cải người Hồi Giáo ở đây. Vì lo sợ cho tính mạng của ngài, các tu sĩ Phanxicô khuyên ngài trở về Barcelona. Tin tưởng rằng, kiến thức uyên bác sẽ giúp đỡ tha nhân cách thiết thực hơn, ngài dành 11 năm tiếp đó trong việc học ở Alcalá, Salamanca và Paris.
Sau khi đi hành hương ở Đất Thánh về, Inhaxiô quyết định trở thành một linh mục. Việc này đòi hỏi ngài phải bắt đầu lại việc học hành. Inhaxiô đã cố gắng học tiếng La tinh và ghi tên vào học ở Đại học Paris.Trong lúc theo học ở Paris, ngài đã thu phục được một nhóm nhỏ sinh viên thành lập một hội đoàn trong đó có Phanxicô Xaviê và Pierre Fabre.
2. Sáng lập Dòng Tên
Vào ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, 15-8-1534, bảy sinh viên Đại Học Paris cùng nhau đến nhà nguyện Các Thánh Tử Đạo ở Montmatre (Crypte du Martyrium de Montmartre) để tuyên khấn. Chân phước Phêrô Favre, linh mục duy nhất của nhóm, dâng lễ, một lễ dành riêng cho họ. Trước khi rước Mình Thánh Chúa, mỗi người lần lượt đọc lời khấn đã viết sẵn. Trong tinh thần này, bảy anh em đã ý thức được một tâm tình: Tất cả là những người Bạn của Chúa Kitô. Trong số bảy người đó, ngoài Thánh Inhaxiô ra còn có Thánh Phanxicô Xaviê. Khi viếng thăm nhà nguyện Các Thánh Tử Đạo ở Montmatre, chúng tôi đọc được một bảng bằng đồng viết bằng tiếng La tinh: “Societas Jesu Quae Sanctum Ignatium Loyolam Patrem agnoscit, Lutetiam matrem Hic nata est. – Dòng Tên sinh tại nơi đây. Cha: Thánh Inhaxiô, Mẹ: Paris”.
Sau thời gian sống ở Paris, Inhaxiô và nhóm bạn bảy người đã nuôi mộng sẽ đi Giêrusalem và dấn thân ở đó. Tuy nhiên, họ cũng có một ý tưởng thứ hai, là nếu điều kiện không cho phép họ đi Giêrusalem, thì tất cả sẽ xin tự nguyện tùng phục Đức Thánh Cha, và sẽ đi bất cứ nơi đâu và làm bất cứ việc gì để phục vụ Giáo Hội.
Khi từng người lần lượt đã đến Roma, họ nhận được sự chúc lành của Đức Thánh Cha, Ngài cũng cho phép họ đi Đất Thánh và Ngài còn cho phép tất cả được chịu chức Linh Mục.
Trong năm đó, năm 1537, vì điều kiện không cho phép, nên việc đi Giêrusalem phải hoãn lại, và với thời gian, Chúa đã muốn hướng đi khác cho những người trẻ này. Đặc biệt trong thời gian này Inhaxiô đã có được một thị kiến tại La Storta: “Một hôm khi còn cách xa Roma mấy dặm, đang khi cầu nguyện trong một nhà thờ, Inhaxiô nhận thấy một sự thay đổi lớn lao trong tâm hồn, và thấy rõ ràng Chúa Cha đặt ông cùng Chúa Kitô, con của Ngài. Inhaxiô không thể nào nghi ngờ điều đó chỉ biết rằng Chúa Cha đặt mình cùng Chúa Con” (Hồi ký I-nhã số 96). Đó chính là một trong những kinh nghiệm giúp Inhaxiô và các anh em nhận ra được ơn gọi để trở nên những người kết thân với Chúa Kitô, trở nên những môn đệ của Ngài và cùng Ngài lên đường phục vụ Thiên Chúa và các linh hồn.
Trong thời gian này, các anh em tiếp tục sống tinh thần tông đồ, giúp các các linh hồn, và đưa mọi người về với Đức Kitô đúng theo tinh thần của Linh Thao. Đây cũng là một trong những trọng tâm sống của họ. Các anh em đều tiếp tục xây dựng cuộc sống của mình trên đặc sủng Linh Thao. Họ cũng nhận định và suy nghĩ về tương lai của mình. Một trong những điều họ suy nghĩ là: “Nên đặt tên cho nhóm bạn mình là gì đây?”. Với tâm tình “là những người bạn trong Chúa Kitô”, tất cả đều đồng tâm chọn chính tên của Đấng đã làm cho mọi người yêu mến và ao ước phục vụ. Vì thế, họ đã chọn tên cho nhóm là: “Societatis Jesus – Cộng đoàn Giêsu hữu”.
Sau đó, vào Mùa Chay năm 1539 tại Roma, Inhaxiô và các bạn đã nhất trí xin lập một dòng tu mới. Đức Thánh Cha Phaolô III đã chính thức phê chuẩn Dòng Chúa Giêsu vào năm 1540, với tên gọi “Cộng đoàn Giêsu hữu”. Thánh Inhaxiô được bầu làm bề trên đầu tiên. Ở đây xin mở ngoặc để phần nào trả lời cho câu hỏi: “Tại sao ở Việt Nam lại kêu Dòng Chúa Giêsu là Dòng Tên?“ Vì khi Dòng Chúa Giêsu vào Việt Nam, thì trong bối cảnh xã hội thời đó, ai kêu tên của Ông Bà Cha Mẹ, đặc biệt tên của Chúa, thì rất phạm thượng, nên “Dòng Chúa Giêsu” đã được kêu là “Dòng Tên”, để không phạm húy, để mọi người dễ chấp nhận, và cũng dễ dàng cho anh em Giêsu Hữu thời đó trong việc truyền giáo.
Khi Dòng Tên được phê chuẩn và hình thành, Inhaxiô và các anh em đã quyết định một vài điều liên quan đến đời sống thiêng liêng và phục vụ. Cộng đoàn Dòng Tên sẽ không có giờ kinh phụng vụ chung, tu sĩ dòng không có áo dòng như các tu viện và dòng Tu thời đó, và Dòng Tên cũng không là một tu viện với một “chỗ gối đầu” êm ấm, được bao quanh bởi bốn bức tường kiên cố. Nhưng tại sao lại có những quyết định như thế? Đơn giản là các tu sĩ Dòng Tên cần phải sống ơn gọi tông đồ mà Thiên Chúa đã mời gọi. Vì thế, họ đã chọn lựa một số cách thức giúp họ dễ dàng thi hành sứ mạng tông đồ hơn. Vì thế, tu viện của Dòng Tên sẽ là phố phường và thế giới, nơi các tu sĩ Dòng Tên đặt chân tới để giúp các linh hồn và phục vụ anh chị em. Đó chính là tinh thần sống của Inhaxiô, một người lữ hành, và của những anh em Dòng Tên từ xưa cũng như hôm nay.
Từ đó trở đi, theo gương của Chúa Giêsu, các tu sĩ Dòng Tên đã đi đến từng phố phường, làng mạc…, để đem Tin Mừng của Chúa đến khắp mọi nơi, cùng chia sẻ và giúp đỡ từng tâm hồn nhận ra được tình yêu của Chúa, tin vào Tin Mừng của Ngài, và tập sống theo mẫu gương của Đức Kitô. Đặc biệt, ở đâu cần giúp đỡ hơn, ở đâu khó khăn hơn, ở đâu Tin Mừng Chúa cần “nở hoa” hơn thì các anh em Dòng Tên quyết tâm lên đường dấn thân nơi đó. Vì vậy mà Phanxicô Xaviê đã phải xa lánh nhóm bạn, đáp tàu đến một vùng đất xa xôi và lạ lẫm ở Ấn Độ và Nhật Bản, Mattheo Ricci và Adam Schall ở Trung Quốc, Alexandre de Rhode (cha Đắc Lộ) ở Việt Nam, và còn bao tu sĩ Dòng Tên khác đã đặt chân lên Nam Mỹ, Châu Phi.
Ngoài ra, môi trường phục vụ của dòng Tên ngày xưa, cũng như hiện nay với trên 20 ngàn tu sĩ tại 127 quốc gia, không giới hạn ở một chân trời nào cả. Không chỉ có chân trong triều đình nhà Vua thời xưa, mà còn ở những góc phố dơ bẩn tại Manila thời nay. Không chỉ ở tại những đại học danh tiếng như Georgetown University – Hoa Kỳ, mà còn tại những vùng hoang vu đất đỏ ở Việt Nam. Thực vậy, nơi nào Vinh Danh Thiên Chúa hơn, thì các tu sĩ Dòng Tên có mặt ở đó. (Lm Nguyễn Ngọc Thế, SJ).
3. Inhaxiô một vị thánh lớn của Giáo hội
Trong khi các bạn đồng hành được Đức Giáo Hoàng sai đi truyền giáo thì Inhaxiô vẫn ở Roma, chăm sóc tổ chức mới của ngài nhưng vẫn dành thời giờ để thành lập các nhà cho cô nhi cho người tân tòng. Ngài thành lập Trường Roma (sau này là Ðại Học Grêgôriô), với mục đích là trường này sẽ trở nên khuôn mẫu cho các trường của Tu Hội.
Trong thị kiến ở La Storta, Inhaxiô xin và đã được “Chúa Cha xin Đức Giêsu vác thập giá nhận Inhaxiô làm người phục vụ”, và Đức Giêsu vác thập giá đã nói với Inhaxiô: “Ta muốn con phục vụ chúng ta”.
Thánh Inhaxiô qua đời ngày 31-7-1556, hưởng thọ 90 tuổi. Đức Giáo hoàng Phaolô V phong chân phước cho ngài vào ngày 27-7-1609. Đức Giáo hoàng Grêgôriô XV phong thánh ngày 13-3-1622. Lễ kính Thánh Inhaxiô vào ngày 31-7 hằng năm.
Thánh Inhaxiô đích thực là một nhà thần bí. Ngài tập trung vào đời sống tâm linh dựa trên các nền tảng thiết yếu của Kitô Giáo như Thiên Chúa Ba Ngôi, Ðức Kitô, Bí Tích Thánh Thể. Linh đạo của ngài được tỏ lộ trong châm ngôn của Dòng Tên “ad majorem Dei gloriam” nghĩa là "để Thiên Chúa được vinh danh hơn". Trong quan niệm của ngài, sự tuân phục là một đức tính nổi bật nhằm đảm bảo cho thành quả và sự năng động của tu hội. Mọi hoạt động phải được hướng dẫn bởi lòng yêu mến Giáo Hội thực sự và tuân phục Ðức Thánh Cha vô điều kiện. Vì lý do đó, mọi thành viên của dòng phải khấn lời thề thứ tư, đó là phải đến bất cứ đâu mà Đức Giáo Hoàng đã sai đi để cứu rỗi các linh hồn.
Các linh mục Dòng Tên gồm những nhà bác học, thần học, giáo dục, khoa học cho đến những nhà truyền giáo danh tiếng và nhiều đấng tử đạo. Những thần học gia vĩ đại, con cái của Thánh Inhaxiô như: Pierre Teilhard de Chardin (1881-1955) và Henri de Lubac (1896-1991) của Pháp, Karl Rahner (1904-84) của Đức, Bernard Lonergan (1904-84) của Canađa và John Courtney Murray (1904-67) của Hoa Kỳ, Hans Urs von Balthasar (1905-88), người Thụy Sĩ…Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng là Tu sĩ Dòng Tên.
Đến ngày 1 tháng 1 năm 2012, tổng số tu sĩ Dòng Tên là 17.637 tu sĩ, trong đó có 12.526 linh mục, 1.470 tu huynh, 2.896 học viên và 745 tập sinh, phục vụ tại 133 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới trong 84 tỉnh dòng, 5 miền độc lập và 10 miền phụ thuộc. Các tu sĩ của Dòng có mặt trong hầu hết các hoạt động của Giáo Hội (suy tư thần học, giảng thuyết, mục vụ giới trẻ, giúp Linh thao, truyền giáo…) cũng như của xã hội (giáo dục, truyền thông, phục vụ người tị nạn và di dân,…) nhằm phục vụ và thăng tiến con người. Họ là các thần học gia, các vị linh hướng, giáo sư, kỹ sư, nhạc sĩ, nhân viên xã hội, tâm lý gia, bác sĩ, luật sư, nhà báo, nhà truyền giáo…(x.dongten.net).
Khi dâng lễ ở Nhà nguyện “hoán cải”, tôi suy gẫm về ơn trở lại của thánh nhân. Nhờ đọc sách thiêng liêng mà Inhaxiô được biến đổi.Thiên Chúa đã dùng sách thiêng liêng như một khí cụ để hoán cải Inhaxiô. Việc đọc sách thiêng liêng đã tạo nên nhiều vị thánh. Nhờ việc đọc sách thiêng liêng, con người trau dồi tri thức về giáo lý Kitô Giáo, đồng thời tìm được những kiến thức cho cuộc thưa chuyện mỗi ngày với Thiên Chúa. Một cuốn sách thiêng liêng hay có thể được coi như một người bạn tốt.
Thời đại kỹ thuật số hôm nay, các phương tiện truyền thông hằng ngày luôn tấn công con người bằng những âm thanh và hình ảnh thế tục, nó muốn tách lìa từng người ra khỏi Thiên Chúa. Một quyển sách tốt có thể trở thành một người bạn tuyệt vời, một nhà tư vấn khôn ngoan. Một quyển sách tốt là một kho tàng tâm linh. Một vài phút suy niệm về một bài đọc thiêng liêng sẽ giúp chúng ta gần Chúa hơn.
Inhaxiô là một vị đại thánh cho Giáo Hội và một nhân cách lớn cho xã hội. Ngài là một thiên tài trong lịch sử loài người. Nơi ngài, ân sủng và tự nhiên hòa hợp cách mỹ mãn để biến đổi một hiệp sĩ đầy tham vọng thế tục thành một vị thánh lớn để bước theo Chúa Kitô xây dựng Vương Quốc Thiên Chúa và phục vụ mọi người.Thật khó mà mô tả đầy đủ những đức tính phong phú và có phần đối nghịch của Inhaxiô : hăng hái nhưng biết kềm chế; dũng cảm, quyết tâm, nhưng đơn sơ, cẩn trọng; mạnh mẽ, cương nghị nhưng dịu dàng, yêu thương. Một con người của những khát vọng lớn lao. Cả những tham vọng, đam mê thế tục. Trước khi hoán cải, phục vụ vua chúa trần gian, tìm kiếm danh vọng cho bản thân. Sau khi hoán cải, cũng với khát vọng và hoài bão lớn lao cố hữu, nhưng được thanh luyện, để không còn tìm kiếm chính mình mà tìm vinh danh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn.
Mừng lễ kính thánh Inhaxiô, xin Chúa cho mỗi người chúng ta được noi gương ngài luôn sống và làm việc "Để Thiên Chúa được vinh hiển hơn".
Lm Giuse Nguyễn Hữu An

NHỮNG BÀI HỌC TỪ CUỘC ĐỜI THÁNH CẢ GIUSE

Những bài học từ cuộc đời Thánh Cả Giuse
Cát biển
Nói về thánh Giuse thì có rất nhiều cảm hứng trình bày, nhiều khía cạnh phân tích, nhiều đề tài chia sẻ và nhiều bài học tâm linh. Thế nhưng, Ngài lại là một vị thánh sống âm thầm lặng lẽ, hiếm ngôn từ, không muốn nói là cô độc, đơn côi vì đời sống ẩn dật, thinh lặng, không có gì nổi bật của Ngài. Ngài cũng là một vị thánh được trình bày trong Phúc âm rất ít, có thể nói là rất mờ nhạt, không có gì nổi bật dưới con mắt người đời. Điều quan trọng muốn nói trong cuộc đời của thánh Giuse, không phải là những gì ngài đã làm mà là những gì ngài đã sống, đã thực thi sứ mạng được Thiên Chúa giao phó. Qua đời sống của ngài chúng ta càng nhận diện rõ ràng và sâu sắc tình yêu sâu thẳm của Thiên Chúa đối với toàn thể nhân loại.
Theo thánh sử Luca, "sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự" (x.Lc 1,3). Thánh sử cho biết Giuse - quê ở Bê-lem, thuộc chi họ Giuđa, là dòng họ và là hậu duệ đời thứ 40 của vua Đavít (x.Lc 3,23-31), và làm nghề thợ mộc (Mt 13,55) với gia cảnh tầm thường trong giới bình dân lúc đó (x.Lc 2,24). Được đính hôn với Maria, quê ở Nadarét, cũng thuộc chi họ Giuđa và trong miêu duệ vua Đavít. Đây đúng là một gia đình nghèo, chẳng giàu có tiếng tăm gì trong xã hội đương thời. Mặc dù cũng thuộc dòng dõi "đế vương" nhưng nói được là "có tiếng mà không có miếng" trong xã hội lúc ấy. Nhưng cả hai vị đã được Thiên Chúa tuyển chọn, trở nên "cộng tác viên" đặc biệt trong mầu nhiệm Con-Thiên-Chúa nhập thể.
Rồi Phúc Âm tường thuật cho chúng ta biết thêm về thánh Giuse qua bốn lần thiên thần báo mộng với Ngài như sau:
Lần thứ nhất, qua biến cố "truyền tin" - Thiên thần hiện đến trong lúc ngài đang bối rối nghi nan khi biết Đức Maria có thai, để bảo cho ngài biết: "người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần" (Mt.1,20b). Nói cách khác là Mẹ Maria đã cưu mang người con mà không có sự can thiệp của người phàm. Ngày nay lắm khi vẫn bị "sốc" khi chồng nghe tin vợ mình như thế, huống hồ vào thời đó! Lại còn do "thần thánh" nữa, thật khó tin làm sao (theo nhãn giới đương thời)! Chuyện xảy ra "động trời" như vậy nhưng ngài vẫn an tâm tiếp tục ngon giấc. Rồi: "Khi tỉnh giấc, ông Giuse đã làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà" (Mt.1,24).
Lần thứ hai, Thiên thần đến bảo đem Hài Nhi và mẹ Ngài trốn qua Ai Cập, kẻo Hêrôđê lùng giết. Giuse không nói, không rằng "liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai Cập" (Mt.2,14). Sử liệu cho biết Hêrôđê Cả qua đời khoảng 3 năm sau đó. Đó cũng chính là thời gian Gia-đình-thánh sinh sống nơi đất khách. Chắc vất vả, khó khăn không ít khi phải tha hương ?
Lần thứ ba, sứ thần Chúa lại hiện ra với thánh Giuse ở bên Ai cập, bảo trở về đất Ít-ra-en, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi (x.Mt 2,19-20). Giuse dự định đưa gia đình về ở Bêlem.  Nhưng nghe tin Ác-khê-lao vốn tính hung bạo, lên làm vua xứ Giuđê thay cha, nên ngài sợ không dám về nơi đó.
Lần thứ tư, được báo mộng đem Đức mẹ và Chúa Hài Nhi lui về miền Galilê, và định cư tại thành Nadarét (x.Mt 2, 22-23). Lúc ấy, Nadarét là một ngôi làng vô danh ở Galilê, dân số tối đa chỉ khoảng 400. Quá nhỏ bé và tầm thường ! đến nỗi về sau - Nathanaen - một môn đệ Đức Giêsu đã nhận xét: "Từ Nadarét, làm sao có cái gì hay được?" (Ga 1,46).
Sống rất kỷ cương, mẫu mực, đạo đức và thánh thiện. Vì hàng năm, thánh Giuse đều đưa Đức Maria và Hài nhi Giêsu đi hành hương Đền thờ Giêrusalem cách nhà khoảng 65 km (Lc 2,41).
 Tương truyền, thánh Giuse qua đời trước khi Chúa Giêsu ra rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Vì không còn thấy ngài xuất hiện cùng Mẹ Maria và xuất hiện giữa bà con thân thuộc (Mc 3, 31-35; Ga 2,1)
Cuộc đời của Thánh Giuse chỉ có thế. Đơn giản, vắn tắt, cô đọng vài mươi dòng. Nhưng lại có tầm ảnh hưởng đặc biệt lớn mạnh và sâu rộng trong đời sống các tín hữu và đời sống Giáo hội. Đa phần các chủng viện, các dòng tu, các tổ chức, các hiệp hội, các cơ sở giáo dục, các cơ sở y tế và các cá nhân Công giáo đều chọn thánh Giuse làm quan thầy bầu cử cho mình và ngài được tôn kính là thánh cả trong hàng ngũ các thánh ! Cuộc sống của thánh nhân là cả một cuộc đời ẩn dật, âm thầm, khiêm nhượng, phó thác, dũng cảm và khôn ngoan. Thánh Giuse đã tận tụy gìn giữ gia đình Nadarét mà Chúa trao phó cho Ngài coi sóc, trông nom. Ngài đã hoàn thành sứ mạng Chúa trao với tất cả lòng tin mạnh mẽ, trông cậy vững vàng, phó thác tất cả vào Chúa quan phòng.
Qua đó, chúng ta thủ đắc được những bài học quý báu sau:
Bài học đức tin: mạnh mẽ, sống động. Qua những lần được thiên thần báo mộng, thánh Giuse đã đáp lại bằng thái độ mạnh tin, vững tin, chắc tin. Niềm tin này của ngài được minh chứng qua hành động: lập tức thi hành ngay điều mình tin. Không một chút chần chừ, đắn đo. Thiên thần truyền lệnh kêu làm là ngài làm, gọi đi là ngài ra đi, rồi bảo trở về là ngài về. Thực hiện mau mắn, chuẩn xác: đúng giờ, đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ. Không do dự, không hoài nghi, không thắc mắc, không nghi nan.
Ngài đã "hành động" để dạy chúng ta từ nhìn thấy, rồi bắt đầu cảm nhận, để sau cùng hiểu biết tường tận thế nào là "tin". Bởi vì, không phải hễ nói "tin" như cách chúng ta vẫn thường tuyên xưng đức tin như bấy lâu nay, thì đã là thành "đức tin". Nhưng phải là những đòi hỏi buộc "sống cho" (phục vụ), "sống vì" (bảo vệ) niềm tin bằng "việc làm" một cách cụ thể, mà về sau thánh Giacôbê cũng đã giáo huấn như vậy (x. Gc 2, 14-26). Cuối cùng, việc "làm-tin" cần phải được tác động và kiện toàn bởi đức ái (ICr 13,2, Gl 5,6). Thật vậy, chính căn cứ trên hành động mà mỗi người được lượng giá tội - phúc đời mình (Rm 2,6). Thật hạnh phúc khi nhìn lên thánh Cả là thầy dạy đức tin !
Bài học khiêm nhường, phó thác: Thánh Giuse đã hoàn toàn phó thác đời mình cho Chúa cách khiêm nhường. Ngài phó thác cả quyền tự do của mình, quyền lựa chọn hạnh phúc lứa đôi của mình, để mặc Thiên Chúa định đoạt, sử dụng ngài làm "cộng tác viên đặc biệt" cho chương trình Cứu độ, đó là: làm bạn "trăm năm" với Mẹ Maria, làm dưỡng phụ của Hài nhi Giêsu cách hợp pháp theo lề luật. Cũng với biến cố ấy, khi sứ thần Gáp-ri-en báo tin cho Đức Maria thì Mẹ còn hỏi lại: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!" (Lc.1,34) Còn thánh Giuse thì im lặng tin ngay, làm ngay. Bởi vì ngài biết rõ, càng sử dụng trí óc hạn hẹp của con người để cố gắng hiểu những điều bí nhiệm của Thiên Chúa thì càng chẳng hiểu được gì hoặc sẽ hiểu sai lạc. Thay vì để cố gắng hiểu ý Chúa bằng trí não, thánh Giuse đã hết lòng bảo vệ Đức Mẹ và Con Chúa, bằng hành động "quẳng gánh lo đi" mà phó thác tất cả cho Chúa. Làm cho nhân loại thấy sự lạ lùng Thiên Chúa đã làm nơi Đức Mẹ qua Chúa Thánh Thần.
Thánh Giuse quả thực là một người hết sức lạ lùng. Vì trong thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa, Ngài đã sống hết sức khiêm nhượng, hoàn toàn vâng phục Thiên Chúa.
Bài học gia đình: Thánh Giuse là giáo trình đào tạo các gia trưởng một cách chuẩn mực. Vì ngài đã tận tụy dưỡng nuôi Chúa Giêsu và bảo vệ, yêu thương săn sóc mẹ Maria trong suốt quãng đời phu thê và nắm giữ vai trò trụ cột trong gia đình. Ngài đã chu toàn bậc sống gia đình với tất cả trách nhiệm và gánh nặng của bậc sống ấy. Sống một tình yêu trinh khiết, thánh thiện thay cho tình yêu vợ chồng theo cách tự nhiên. Vì rằng ngài ý thức được rằng gia đình ngài đang bảo bọc, chăm sóc là gia-đình-thánh, gia đình gương mẫu cho mọi gia đình khác, gia đình mà trong đó có Con-Thiên-Chúa-làm-người, gia đình được hình thành từ hành động đầy tính sáng tạo của Thiên Chúa. Để từ nay trở đi, gia đình là khuôn-thánh-sáng-tạo vì Thiên Chúa đã can dự vào đời sống nhân trần.
Bài học lao động: Thánh Giuse làm thợ mộc tại Nadaret. Thuật ngữ Hy lạp, "tekton" (τέκτων): thợ mộc. Được định nghĩa là một nghệ nhân chế tác đồ đạc từ gỗ, từ sắt hoặc từ đá. Ngày nay, thợ mộc bị xem là nghề rẻ tiền, thấp kém; vì bị đồ kỹ nghệ công nghiệp lấn áp. Nhưng suy cho cùng, thì ngành mộc đang bắt đầu hồi sinh trở lại và đang dần chiếm thế thượng phong như trước. Theo thuật ngữ trên, lúc đó thợ mộc là "nghệ nhân" thuộc ngành thủ công mỹ nghệ, chứ không đơn thuần chỉ biết cưa xẻ, bào đục, lắp ráp thông thường mà thôi. Đó là một nghề "thời thượng" lúc bấy giờ, một nghề tuy đơn giản nhưng không hẳn thấp kém như người ta nghĩ. Vậy không nghi ngờ gì "danh tiếng" của thánh Giuse lúc ấy và ngài đã tâm huyết truyền nghề lại cho Chúa Giêsu, dân chúng đương thời ai cũng đều biết đến cha con ngài (x. Mt 13,55; Mc 6,3). Như vậy, thánh Giuse là một "nghệ nhân" tài hoa, không hẳn chỉ là bác thợ mộc tầm thường như mọi người suy nghĩ lâu nay, tuy dù tính đặc thù của nghề có vất vả, lao nhọc. Xem ra vẫn "oách" hơn nghề ngư phủ hay thâu thuế của thập-nhị-tông-đồ sau này ! Với đôi tay gân guốc dân dã, cần cù chuyên chăm lao động và bầu nhiệt huyết yêu nghề, thánh Cả đã tạo tác nhà cửa, vật dụng sinh hoạt, thổi hồn vào các vật liệu chế tác, tô điểm làm đẹp đời sống gia đình; tạo nên những thành công trong nghệ thuật cuộc sống, bất chấp mọi gian lao, khổ cực hay vất vả trong đời thường. Thánh nhân đã làm với một tâm tình yêu mến, thiện hảo và tự hiến cho gia đình, cho xóm giềng. Từ đó, ngài đã đem lại cho lao động một giá trị và một ý nghĩa mới, ngoài giá trị tự nhiên và giá trị xã hội vốn có của nó. Thiên Chúa đã rút ngắn "khoảng cách" giữa trời với đất, bằng cách chọn sinh ra trong một gia đình nghèo. Qua lao động, là phương tiện để Ngài xích lại gần gia đình nhân loại, chia sẻ cơ cực của kiếp người bằng "tay làm hàm nhai", lấy mồ hôi đổi lấy bát cơm.
Giá trị lao động được đề cao qua gương sáng của thánh Giuse và Chúa Giêsu. Giờ đây lao động là góp phần hoàn thiện việc sáng tạo vũ trụ vạn vật của Thiên Chúa. Làm việc vì danh Chúa, vì hạnh phúc của mình, cũng như của xã hội là một nghĩa vụ, một vinh dự cho con người. Ðó cũng là điều kiện để tiến bộ, để mưu cầu hạnh phúc bây giờ và đời sau. Trên Thiên quốc, ta sẽ được lãnh phần thưởng tùy công việc ta đã làm ở trần gian (Mt 16,27)
Qua lao động, hình thành chiều kích của đức ái và tạo nên những mối liên hệ phát sinh tình huynh đệ tương thân, tương ái trong Đức Kitô, phá vỡ vỏ bọc ích kỷ, khép kín của lòng người, xây dựng xã hội nhân ái, công bình.
Bài học sống nội tâm: điều dễ nhận thấy ở đời sống của thánh Giuse là không nghe ngài nói, hẳn là ngài cũng có nói nhưng lời nói đơn sơ, giản dị, mộc mạc đến nỗi các thánh sử không chú ý đến và ghi chép lưu lại cho hậu thế. Nhưng chắc chắn một điều là ngài rất ít nói, cẩn trọng trong lời nói, nói năng dè dặt, điềm tĩnh, biết giữ thinh lặng, nói năng đúng lúc khi cần. Đó là tiêu chuẩn sự khôn ngoan mà kinh thánh đề cập (x.Cn 17,27-28).
Khi thánh Giuse đưa gia đình lui về ẩn dật tại Nadarét theo lời sứ thần Chúa. Tức là về quê quán của Đức Maria (x.Lc 1,26-27). Về quê vợ, ít nhiều gì ngài cũng chịu điều tiếng là "thực lộc chi thê". Thánh nhân phải can đảm, nhẫn nhục và có sức chịu đựng phi thường lắm vậy ! Ðời sống ẩn dật của thánh Giuse là một đời sống nội tâm, sống chiêm niệm phong phú. Sống nội tâm - "sống bề trong", "sống ẩn kính" -  là một danh từ tu đức học để diễn tả sự hoạt động dồi dào của một linh hồn tín hữu, xuất phát từ những yếu tố bên trong: ân sủng, đức tin, đức mến, hầu tinh luyện linh hồn để kết hợp với Chúa trong tâm tư, trong tình cảm và cả trong hành động nữa. Người tín hữu nào cũng có đời sống siêu nhiên, nhưng đời sống nội tâm thì chỉ có một số người ưu tú đạt tới mà thôi. Ðó là bậc chiêm niệm. Với đời sống trầm mặc, hiếm ngôn; thánh Giuse đã trở thành gương mẫu và thầy dạy đường nhân đức trọn lành. Thánh nữ Têrêsa Avila, tiến sĩ hội thánh đã chứng thực điều đó khi bà viết: "Nhờ ơn thánh Giuse dạy dỗ, chẳng bao lâu tôi đã lên tới bậc chiêm niệm cao sâu. Nếu ai chẳng tìm được thầy dạy cách nguyện ngắm thì hãy xin thánh Giuse dạy cho, ắt chẳng bao lâu, ta sẽ thành thông thạo."
Khám phá và làm hiển lộ sức mạnh hướng thượng trong nội tâm mỗi người là đặc ân cao quý nhất của con người, được tạo hóa ban cho để tự bảo vệ mình trước những nghịch cảnh !
Cuộc sống chúng ta ngày nay quá gấp gáp, vội vã. Người ta - ai nấy hối hả, tất bật như không còn kịp để sống. Chúng ta đang sống ở một thời đại nhân tâm thất tán, ưa nhìn và đánh giá qua bề mặt, nhìn danh lợi tha hóa con người đến cùng cực mà chẳng bận tâm. Người ta mải mê hụp lặn giữa giòng nước xoáy, không kịp vuốt mặt để thở, sống như không bao giờ chết. Người ta không ngần ngại dẫm đạp lên nhau để dành một chỗ đứng, rủa sả, sỉ nhục người lân cận, thậm chí người vô can để có quyền lực trong tay mình. Dù có khi chỉ là ảo tưởng ! Con người ngày nay dễ bị cuốn hút vào giòng xoáy cuộc đời, nếu không biết tạo một khoảng lặng cần thiết. 
Nếu có thể hỏi một hạt cát chìm dưới lòng sông hay lăn lóc trên bãi biển, chắc nó không biết gì nhiều về kích thước nhỏ bé, tầm thường của nó. Nhưng mỗi hạt cát mà thượng đế tạo ra, có khả năng chứa đựng cả giòng sông và cả đại dương !
Vậy, hãy học lấy đời sống gia đình, tín thác của thánh Giuse, vì những nghịch cảnh vẫn đang xảy ra hằng ngày. Hãy tìm đến sự khiêm nhu, cần lao với thánh Giuse vì những nỗi bất an trong lòng vẫn xảy ra vào mỗi thời khắc. Hãy nài xin đời sống thầm lặng, chiêm niệm của thánh Cả giúp hãm bớt sự sôi sụt, những cuốn hút của dòng chảy trần đời. Những tâm hồn nguội lạnh hãy nài xin thánh Cả ban ơn phù trợ, mưa xuống mặt đất "tâm hồn" hoang hóa, khô cằn, từ lâu đã cạn mầm. Để có ngày vươn cao mầm sống thánh thiện