“Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…”
Xin nói ngay, bài viết này hoàn toàn không mang chủ đề âm nhạc dù tựa đề được trích từ bài hát “Diễm xua” của Trịnh Công Sơn với đoạn kết thúc thật độc đáo:“Mưa vẫn hay mưa cho đời biến độngLàm sao em biết bia đá không đauXin hãy cho mưa qua miền đất rộngNgày sau sỏi đá cũng cần có nhau…” [*]Tuy nhiên, âm nhạc vốn có sự giao thoa mật thiết với nghệ thuật nên sỏi đá của TCS dẫn ta đến những viên sỏi “vô tri, vô giác” được thổi hồn trở thành nghệ thuật. Đó là điều tác giả bài viết này muốn nói.Không có vật gì cô đơn bằng sỏi đá… từ đó dẫn đến một thứ triết lý kỳ quặc: “con-người-bằng-sỏi-đá” lại còn cô đơn hơn những hòn đá sỏi. Tại sao ư? Sỏi đá thường thấy nắm sát cánh bên nhau… còn con người, dù sống một mình hay giữa mọi người, vẫn cảm thấy mình cô đơn còn hơn sỏi đá!Nhìn bức tranh sỏi đá dưới đây bạn sẽ thấy gì! Tôi thấy trước mắt mình là những viên đá lạnh lùng nhưng cũng đầy mầu sắc. Nhìn kỹ tôi lại thấy một người ngồi gục đầu trên ghế đá. Phía dưới chân có một vật màu nâu, đồ chừng là một chiếc gậy.Nếu chiếc gậy tượng trưng cho tuổi già thì ta có thể hình dung đây là bức tranh chân dung bằng đá của một người lớn tuổi. Cũng vì thế tôi đặt tên bức tranh này là “Tuổi già cô đơn”.“Tuổi già cô đơn”Sỏi đá đâu có tình cảm, nhưng ngắm những bức tranh dưới đây, những viên sỏi đá đã nói lên khá đầy đủ những khía cạnh tinh thần của con người. Sau khi chiêm ngưỡng từng bức tranh, tôi đã đặt tên cho những tác phẩm độc đáo này.“Âu yếm”“Đằm thắm”“Tự do”“Tình mẫu tử”“Trưa hè trốn nắng”“Tuổi trẻ”Sỏi đá cũng đưa vào tranh những sinh hoạt hàng ngày. Qua đó, mỗi bức tranh thể hiện một hoạt cảnh sống động mang dáng dấp sinh hoạt của từng thời kỳ. Tranh sỏi đá nói nhiều hơn: những thông điệp tưởng chừng như khó nói bỗng nhiên có cơ hội nói thẳng, nói thật và nói hết.Đối với riêng tôi, hình ảnh đoàn người vác đá trên vai gợi nhớ những ngày trong trại cải tạo với thông điệp: “Lao động là Vinh quang”. Theo ý nghĩ đó, bức hình cuối cùng đưa ta đến cảnh một đoàn người khiêng xác. Chẳng khác gì một đám ma thời kỳ đồ đá!“Những con chim cánh cụt”“Một ngày làm việc”“Lao động tập thể”“Đám tang thời kỳ đồ đá”Mỗi người khi nhìn vào những bức tranh đá sẽ có những cảm nhận khác nhau, đó chính là sự phong phú của nghệ thuật gợi hình. Sự xếp đặt trong tranh hoàn toàn theo ý tưởng sáng tác của người nghệ sĩ trong khi cảm nhận của người thưởng ngoạn có thể chắp cánh bay xa hơn giới hạn được đặt ra.
Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016
NGÀY SAU SỎI ĐÁ CŨNG CẦN CÓ NHAU
Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016
NIỀM VUI TUỔI CAO NIÊN
(Ai đang ở tuổi cao niên, người ta còn gọi là Tuổi Vàng, hãy nên đọc kỹ bài viết
này, vì nó nói lên những thực trạng cao quí nhất của tuổi cao niên,mà nhiều người
không hề để ý đến thực trạng cao quí này của Thượng Đế ban cho con người, trước khi nhắm mắt vĩnh viễn, buông xuôi hai tay để trở về với cát bụi)
Nếu vợ vì thương, sợ mất sức khỏe, thì cũng cằn nhằn chút chút thôi, mình không nghe thì cũng chẳng bị roi đòn gì.
Không còn phải khổ công học tập, lo lắng cho tương lai mai sau, chẳng phải học thêm chi cho mệt trí, biết quá nhiều, biết quá đủ rồi. Nếu đã nghỉ hưu, thì học thêm làm chi. Nếu còn đi làm, thì cũng đã rành nghề, quen tay quen việc, làm việc dễ dàng.
Khi già tình yêu cũng không còn là mối bận tâm, không quan trọng quá, chưa nghe báo đăng các cụ già trên dưới sáu mươi tự vẫn chết vì thất tình. Tội chi mà chết vì tình trong tuổi già, vì cũng sắp thấy Diêm Vương rồi, việc chi mà đi sớm hơn. Khôn quá rồi, chết vì tình yêu là nông nỗi.
Tình yêu trong tuổi già thâm trầm, có thì giờ bên nhau nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn. Cũng có nhiều ông bà già ưa cãi vã nhau, cũng dễ hiểu, khi đó tai của cả hai ông bà đều lãng, người nầy nói một đường, người kia hiểu nẻo khác, cho nên buồn nhau giận nhau, không gây gổ sao được?
Người Mỹ, trẻ già chi cũng nghĩ đến hưu trí. Hưu trí trong tuổi già là một phần thưởng của tạo hóa, của xã hội. Cho sung sướng, nghỉ ngơi. Già là nghỉ ngơi, là khỏe khoắn.
Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó …
Ai thay da mãi mãi sống muôn đời ?
Kẻ trước, người sau xếp hàng xuống mộ,
Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi …
Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016
CON VIẾT TÊN NGÀI JESUS
CON VIẾT TÊN NGÀI JESUS
Jesus con viết tên Ngài
Dẫu đời hạnh phúc, bi ai
Bình yên hay trong bão tố
Có Ngài con đâu sợ chi.
Jesus con gọi tên Ngài
Thế giới lan tràn dịch bệnh
Trần gian sống chết lênh đênh
Ngài đến thông ban sự sống
Jesus con cậy trông Ngài
Khi đời tâm can héo úa
Bên con luôn luôn có Chúa
ủi an ngập tràn yêu thương.
Jesus con kính tin Ngài
Dẫn con đi qua đêm tối
Khổ đau con không bối rối
Tựa Ngài bờ vai bình yên.
Jesus con mến yêu Ngài
Trái tim ngập tràn thương mến
Hồn con nguyện Ngài xin đến
Bình an mọi nơi thế trần.
Jesus con viết tên Ngài
Jesus con gọi tên Ngài
Jesus con kính tin Ngài
Jesus con cậy trông Ngài.
Jesus con mến yêu Ngài..
Hồng Phúc
Bài thơ “Con Viết Tên Ngài Jesus” của tác giả Hồng Phúc (Joseph Nguyễn Tới) là một tác phẩm thể hiện sự kính trọng và niềm tin vững chắc vào Jesus. Bài thơ thể hiện sự cầu nguyện, tìm kiếm sự an ủi và sự bảo vệ từ đức tin tôn giáo trong những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Dưới đây là một số điểm nổi bật trong bài thơ:
1. Chủ đề và cảm xúc:
Niềm tin và cầu nguyện: Bài thơ thể hiện sự tín thác sâu sắc vào Jesus, từ những tình huống hạnh phúc đến những thời điểm khó khăn. Tác giả không chỉ gọi tên Jesus mà còn cầu xin Ngài bảo vệ và dẫn dắt trong mọi hoàn cảnh.
Sự an ủi và bình yên: Những cảm xúc chính trong bài thơ là sự an ủi và bình yên. Tác giả diễn tả sự tin tưởng rằng Jesus sẽ mang lại sự bình an và yêu thương trong mọi tình huống của cuộc sống.
2. Hình ảnh và biểu tượng:
Tên Jesus: Việc lặp lại việc viết tên Jesus trong bài thơ không chỉ là một hành động thể hiện sự tôn kính mà còn là một cách để nhấn mạnh sự hiện diện liên tục và sự quan tâm của Ngài trong đời sống của con người.
Tình trạng thế giới và cá nhân: Hình ảnh thế giới “lan tràn dịch bệnh” và “sống chết lênh đênh” phản ánh những khó khăn và thử thách của cuộc sống. Tuy nhiên, tác giả tin tưởng rằng Jesus sẽ mang lại sự sống và sự bình an ngay cả trong những lúc khó khăn nhất.
3. Ngôn ngữ và phong cách:
Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và trực tiếp: Ngôn ngữ trong bài thơ rõ ràng và dễ hiểu, phù hợp với mục tiêu truyền đạt sự chân thành và cảm xúc sâu sắc. Các câu thơ thường ngắn gọn và tập trung vào việc bày tỏ lòng tin và sự tôn trọng đối với Jesus.
Nhịp điệu và cấu trúc: Bài thơ có cấu trúc đơn giản, với các câu thơ được viết theo thể tự do, giúp truyền tải một cách tự nhiên và cảm xúc. Việc lặp lại các cụm từ như “Jesus con viết tên Ngài” tạo ra một nhịp điệu đều đặn và nhấn mạnh sự liên tục của niềm tin và cầu nguyện.
4. Tín ngưỡng và tâm linh:
Lòng mến yêu và tín thác: Bài thơ thể hiện sự yêu mến sâu sắc và tín thác tuyệt đối vào Jesus. Tác giả không chỉ kêu gọi sự giúp đỡ trong những tình huống cụ thể mà còn thể hiện sự tin tưởng vững chắc vào tình yêu và sự bảo vệ của Ngài.
Bình an và sự hướng dẫn: Tác giả cầu xin Jesus dẫn dắt qua “đêm tối” và cung cấp sự bình yên, làm nổi bật niềm tin rằng Jesus là nguồn động viên và hướng dẫn trong mọi khó khăn của cuộc sống.
5. Tóm tắt và ấn tượng chung:
“Con Viết Tên Ngài Jesus” là một bài thơ thể hiện sự kính trọng và tin tưởng sâu sắc vào Jesus. Bài thơ kết hợp cảm xúc cầu nguyện và tín thác với hình ảnh rõ ràng về sự bảo vệ và yêu thương của Chúa. Tác giả sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng đầy cảm xúc để truyền tải thông điệp về sự bình an và an ủi mà Jesus mang lại trong những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống.
Bài thơ của Hồng Phúc tạo ra một không gian tâm linh yên bình, mời gọi người đọc cảm nhận và suy ngẫm về sự tin tưởng và niềm tin vào đức tin.
https://youtu.be/Gmqsq27i-iI
MỘT NGÀY SẼ ĐẾN
Con nhắm mắt xuôi tay
Quả tim thôi nhịp đập
Từ giã thế gian nầy.
Niềm vui hay sầu khổ
Sẽ không còn chiếm chỗ
Bể dâu một kiếp người.
Trả lại cho cuộc đời
Trao nỗi niềm nhân thế
Trong tay Ngài Chúa ơi .
Ban cho người ở lại
Thoát khỏi vòng bi ai
Tràn niềm vui hạnh phúc.
Cảm tạ tình yêu thương
Dìu dắt con trọn đường
Về hưởng tôn nhan Chúa.
Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016
QUÊ HƯƠNG ( KHANG THI)
Quê hương là gì em nhỉ
Khi xa khắc khoải niềm thương
Tuổi thơ cánh diều no gió
Tha phương cứ mãi vấn vương
*
* *
Quê hương là bờ xe nước
Trà giang con sóng bồi hồi
Ô hay ! cùng chung dòng chảy
Cớ sao ? bên lở bên bồi
*
* *
Quê hương là đôi mắt sáng
Truân chuyên mắt Mẹ dịu hiền
Mắt kia nhìn con kì thị
Bỉu môi ! cha hắn ngụy quyền
*
* *
Quê hương chắc không dung thứ
Những ai xảo ngữ điêu ngoa
Vì ham chút danh bèo bọt
Khai man...cha cách mạng mà
*
* *
Quê hương trong ta rất thật
Trong con cha mãi ngọt ngào
Vĩnh hằng người là núi Thái
Xấu ư ! như thế đã sao...!!!
*
* *
Quê hương là nguồn thương Mẹ
Là ân nghĩa nặng sâu dày
Cha là bầu trời cao rộng
Cho hoài mây trắng con bay
Trọng xuân ất mùi
khangthi Hồng Phúc sưu tầm
VỊ BÁC SĨ NHÂT BỎ VIỆC LƯƠNG CAO,ĐI KHẮP VIỆT NAM CHỮA MẮT MIỄN PHÍ CHO NGƯỜI NGHÈO .
Vị bác sĩ Nhật bỏ việc lương cao, đi khắp Việt Nam chữa mắt miễn phí cho người nghèo
“Chính bố tôi đã truyền cảm hứng để tôi sống nhiều hơn cho các mục đích thiện nguyện. Trước khi ông chết, ông bảo tôi hãy luôn sống vì mọi người…”
Năm nay đã 52 tuổi, nhưng bác sỹ Hattori vẫn miệt mài cho những mục đích thiện nguyện của mình tại Việt Nam.8h sáng một buổi sáng mùa hè nắng gắt tháng 6 tại Hà Nội, một chuyến xe hàng nhét chật những thuốc men và thiết bị y tế đậu lại trước văn phòng của một tổ chức thiện nguyện ở Hà Nội. Rồi từ đây, các thiết bị y tế và thuốc men sẽ đi cùng bác sỹ Tadashi Hattori đến nhiều miền quê rất nghèo của Việt Nam.Hôm nay đoàn đi đến huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, một vùng quê nghèo nơi phần lớn người dân sống bằng nghề nông. Thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 500 USD/người/năm, chỉ bằng 1/4 so với thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam. Tại đây, có rất nhiều người dân không có điều kiện chữa mắt và phải chấp nhận bị mù lòa.Bệnh viện Đa khoa Đông Triều hiện nay chỉ có 5 bác sỹ nhãn khoa và trang thiết bị y tế còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, vậy cũng đã là tốt hơn rất nhiều so với các vùng nông thôn khác chẳng có bác sỹ hay phòng khám nào.Hơn 10 năm qua, bác sỹ người Nhật Tadashi Hattori đã trở thành một cái tên rất quen thuộc với bệnh nhân nơi đây bởi ông đã về khu vực này phẫu thuật mắt miễn phí nhiều lần. Chỉ riêng từ đầu năm đến nay, bác sỹ đã phẫu thuật cho 123 người trong huyện.Nắng nóng hay thời tiết giá lạnh, bất kỳ biến động thiên nhiên bất thường nào cũng không thể ngăn được nỗ lực của bác sỹ Tadashi Hattori người Nhật trong việc đi lại và phẫu thuật cho các bệnh nhân có vấn đề về mắt tại Việt Nam.Bác sĩ Tadashi Hattori khám chỉ định trước khi phẫu thuật. (Ảnh: Internet)Suốt mười mấy năm qua, tổng số bệnh nhân nghèo Việt Nam được ông phẫu thuật miễn phí đã lên hơn 15 nghìn. Giá trị các thiết bị y tế dùng cho phẫu thuật rất cao. Giá trị của thủy tinh thể và các vật tư trị liệu đi kèm của mỗi lần chữa bệnh cũng lên đến cả trăm triệu đồng, tất cả đều có được nhờ nguồn đóng góp thiện nguyện của người Nhật dưới sự kêu gọi của bác sỹ Tadashi Hattori và những người bạn của ông.12 năm trước đây, bác sỹ nhãn khoa Tadashi Hattori đã từ bỏ công việc có mức lương đáng mơ ước tại Nhật để sang Việt Nam giúp đỡ cho bệnh nhân nghèo.Khi được hỏi tại sao ông lại làm như vậy, ông trả lời: “Chính bố tôi đã truyền cảm hứng để tôi sống nhiều hơn cho các mục đích thiện nguyện. Trước khi ông chết, ông bảo tôi hãy luôn sống vì mọi người.Sau này, một người thầy đã dậy tôi rằng: “Hãy luôn đối xử với bệnh nhân như cha mẹ của mình”.”Chính bố của bác sỹ Hattori đã chết vì sự tắc trách của bác sỹ điều trị bệnh, vì vậy ông đã quyết định học ngành y để cứu người.Từ năm 2002, bác sỹ Hattori đã phẫu thuật miễn phí cho hàng nghìn bệnh nhân, đồng thời ông cũng đào tạo tay nghề cho nhiều bác sỹ khác. Bác sỹ Hattori tốt nghiệp ngành Y khoa tại đại học Kyoto, một trong 8 trường đại học uy tín nhất tại Nhật. Sau đó ông làm việc tại nhiều bệnh viện ở Nhật. Gần nhất ông công tác tại viện Hamamatsu, tỉnh Shizuoka.Cuộc đời ông bắt đầu thay đổi khi trong một buổi hội thảo khoa học vào năm 2001, ông gặp một bác sỹ người Việt Nam. Người này đã hối thúc ông sang thăm Việt Nam. Ông kể lại: “Người bác sỹ ấy nói với tôi rằng ở Việt Nam có rất nhiều người quá nghèo nên không có tiền chữa bệnh, chính vì vậy họ phải chịu cảnh mù lòa, có khi mới chỉ ở độ tuổi trung niên.”Sau khi nghe câu chuyện đó, ông đã về nhà suy nghĩ đến nửa năm, cuối cùng ông quyết định sang Việt Nam đi mổ mắt miễn phí. Khi trình bày ý định này với giám đốc bệnh viện, ông bị yêu cầu phải xin nghỉ việc nếu muốn sang Việt Nam dài hạn. Bác sỹ Hattori đã chấp nhận nghỉ việc để sang Việt Nam để đi theo tiếng gọi của lương tâm, đạo đức.Chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam của ông kéo dài 1 tháng, ông ghi chép lại tất cả những gì liên quan đến thực trạng bệnh nhân mắt có hoàn cảnh quá nghèo không có tiền chữa trị tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Sau đó, ông quay lại Nhật và kêu gọi các công ty y tế tài trợ, nhưng khi mà ông không làm tại một bệnh viện nào nữa, chẳng ai tài trợ cho ông xu nào. Ông nộp đơn xin hỗ trợ lên chính phủ Nhật nhưng cũng bị từ chối, đại diện của văn phòng chính phủ cho biết họ chỉ giúp đỡ các tổ chức NGO.Cuối cùng, ông quyết định dùng tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để mua thiết bị mang sang Việt Nam mổ miễn phí. Ở Nhật, nghề bác sỹ là nghề hái ra tiền, chỉ cần chăm chỉ làm ăn dù không quá danh tiếng cũng đã đủ có cuộc sống sung túc giàu có. Tuy nhiên, vợ ông lại không có cái “may mắn” đó vì những mục tiêu thiện nguyện của chồng.Khi ông hỏi về việc muốn dùng tiền tiết kiệm dưỡng già của hai vợ chồng để mua thiết bị phẫu thuật cho người nghèo Việt Nam, vợ ông đã tức giận đến nỗi không nói nên lời. Hai vợ chồng ông không nói chuyện với nhau 3 ngày. Cuối cùng, bà ấy đã đồng ý. Bà thậm chí còn ủng hộ ông trong những chương trình thiện nguyện ở Việt Nam sau này.Nguồn cafebizHồng Phúc ( sưu tầm )