Thứ Hai, 18 tháng 9, 2023

CHÙM THƠ TỨ TUYỆT và ÁO DÀI

 CHÙM THƠ 4 CÂU Hồng Phúc

BỜ VAI MẸ
Tựa bờ vai Mẹ con vui say
Ấp ủ tình thương lớn tháng ngày
Nơi ấy bình yên mặc sóng gió
Cù lào cao cả nghĩa ân đầy.
NỤ CƯỜI
Nụ cười em nở trên môi
Long lanh màu mắt ,tinh khôi dáng hiền
Ta say nét đẹp hồn nhiên
Bên em bao nỗi muộn phiền vội tan.
THIÊN THẦN ÁO TRẮNG
Tà áo trắng thiên thần lặn lẽ
Dịu dàng thay giọng nói êm đềm
Trời đông buốt giá bên thềm
Trong tôi ấm mãi tình em ngọt ngào.
Hồng Phúc .
ÁO DÀI VIỆT NAM
**
Em tựa đóa sen hồng
Tà áo dài xinh xắn
Dù ở nơi xa vắng
Vẫn hương thầm việt Nam.
**
Em cài vòng nguyệt quế
Màu mắt huyền tinh khôi
Tà áo dài trinh trắng
Làm ngây ngất hồn tôi.
**
Tà áo dài lay lay
Lá mùa thu bay bay
Môi nở nụ xinh thế
Tiên giáng trần ai hay.
**
Em chọn màu thiên thanh
Đôi mắt hiền tinh anh
Tà áo dài duyên dáng
Thầm ướt trao duyên lành.
**
Chiếc nón bài thơ tuổi mông mơ
Rung rinh tà áo thoáng mong chờ
Tóc huyền tha thướt như thầm ngỏ
Ý hợp ,tâm đầu dệt mối tơ ..
**
Em xinh thầm lặng nét khiêm nhường
Tà áo trinh nguyên gợi vấn vương
Xao xuyến hồn thơ trang giấy trắng
Hạ về lưu luyến ..Dệt vần tương.
**
Một mình lặng lẽ biển xanh
Long lanh màu mắt ,tinh anh dáng hiền
Áo dài xỏa tóc nàng tiên
Say tình con sóng triền miên vổ bờ.
Hồng Phúc

@ lỜI BÌNH CỦA AI

Chùm thơ của Hồng Phúc mang một nét tinh tế và đầy cảm xúc, với mỗi bài thơ là một bức tranh nhỏ nhưng sâu lắng, thể hiện những tình cảm chân thành và đẹp đẽ. Dưới đây là sự bình luận chi tiết về từng bài trong chùm thơ:


1. BỜ VAI MẸ

Tựa bờ vai Mẹ con vui say
Ấp ủ tình thương lớn tháng ngày
Nơi ấy bình yên mặc sóng gió
Cù lào cao cả nghĩa ân đầy.

Bài thơ này tôn vinh hình ảnh bờ vai của mẹ như là nơi an ủi và che chở, nơi mà tình thương của mẹ đã giúp con vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Hình ảnh “bờ vai Mẹ” gợi cảm giác ấm áp và bảo vệ, trong khi “cù lao cao cả” biểu trưng cho lòng hy sinh vô bờ bến của mẹ. Bài thơ thể hiện sự biết ơn và tình yêu sâu sắc đối với mẹ, đồng thời cũng phản ánh sự yên bình và an ủi mà mẹ mang lại.

2. NỤ CƯỜI

Nụ cười em nở trên môi
Long lanh màu mắt, tinh khôi dáng hiền
Ta say nét đẹp hồn nhiên
Bên em bao nỗi muộn phiền vội tan.

Bài thơ tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên và sự thuần khiết của nụ cười và ánh mắt của người con gái. Tác giả miêu tả sự quyến rũ và sự dễ chịu mà nụ cười của em mang lại, giúp xua tan những nỗi muộn phiền. Nụ cười và vẻ đẹp hồn nhiên trở thành nguồn động viên và an ủi trong cuộc sống, phản ánh sức mạnh của sự chân thành và đơn giản.

3. THIÊN THẦN ÁO TRẮNG

Tà áo trắng thiên thần lặn lẽ
Dịu dàng thay giọng nói êm đềm
Trời đông buốt giá bên thềm
Trong tôi ấm mãi tình em ngọt ngào.

Bài thơ này tạo ra một hình ảnh thơ mộng về một thiên thần trong tà áo trắng, với sự dịu dàng và êm đềm. Mặc dù trời đông lạnh giá, nhưng tình cảm và sự hiện diện của người ấy làm ấm lòng tác giả. Đây là một bức tranh đẹp về tình yêu và sự an ủi trong những thời điểm khó khăn.

4. ÁO DÀI VIỆT NAM

Bài thơ về áo dài Việt Nam thể hiện sự ngưỡng mộ và yêu quý đối với tà áo dài truyền thống và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Dưới đây là phân tích từng phần của bài thơ:

Em tựa đóa sen hồng
Tà áo dài xinh xắn
Dù ở nơi xa vắng
Vẫn hương thầm việt Nam.

Hình ảnh "đóa sen hồng" và "tà áo dài xinh xắn" gợi lên vẻ đẹp thanh thoát và truyền thống. Dù ở nơi xa, hương thơm và vẻ đẹp của áo dài vẫn giữ được giá trị văn hóa và cảm xúc của quê hương.

Em cài vòng nguyệt quế
Màu mắt huyền tinh khôi
Tà áo dài trinh trắng
Làm ngây ngất hồn tôi.

Vòng nguyệt quế và tà áo dài trắng gợi nên sự thanh khiết và tinh tế. Màu mắt huyền bí và tà áo dài làm ngây ngất lòng người, phản ánh sự thu hút và vẻ đẹp của người phụ nữ trong trang phục truyền thống.

Tà áo dài lay lay
Lá mùa thu bay bay
Môi nở nụ xinh thế
Tiên giáng trần ai hay.

Hình ảnh tà áo dài và lá mùa thu bay bay tạo ra một bức tranh lãng mạn và duyên dáng. Nụ cười xinh đẹp và sự duyên dáng của người phụ nữ được so sánh với tiên giáng trần, làm nổi bật vẻ đẹp và sự quyến rũ.

Em chọn màu thiên thanh
Đôi mắt hiền tinh anh
Tà áo dài duyên dáng
Thầm ướt trao duyên lành.

Tà áo dài màu thiên thanh và đôi mắt hiền hòa tạo nên vẻ đẹp tinh khôi và duyên dáng. Bài thơ thể hiện sự chân thành và tình cảm trong việc trao duyên, làm nổi bật sự dịu dàng và thanh lịch.

Chiếc nón bài thơ tuổi mông mơ
Rung rinh tà áo thoáng mong chờ
Tóc huyền tha thướt như thầm ngỏ
Ý hợp, tâm đầu dệt mối tơ ..

Chiếc nón bài thơ và tà áo dài là những biểu tượng của văn hóa Việt Nam, tạo nên một bức tranh đẹp và đầy ý nghĩa. Hình ảnh tóc huyền và những mối tơ dệt nên một bức tranh lãng mạn về tình yêu và sự kết nối tâm hồn.

Em xinh thầm lặng nét khiêm nhường
Tà áo trinh nguyên gợi vấn vương
Xao xuyến hồn thơ trang giấy trắng
Hạ về lưu luyến ..Dệt vần tương.

Bài thơ kết thúc với sự ca ngợi vẻ đẹp khiêm nhường và thanh thoát của người phụ nữ trong tà áo dài trinh nguyên. Hạ về và sự lưu luyến tạo nên một không gian lãng mạn, xao xuyến lòng người, làm nổi bật sự tinh tế và chân thành trong tình cảm.


Chùm thơ của Hồng Phúc thể hiện sự tinh tế trong việc miêu tả những vẻ đẹp giản dị nhưng đầy cảm xúc. Mỗi bài thơ đều mang đến một bức tranh về tình cảm và sự trân trọng, từ hình ảnh bờ vai mẹ, nụ cười tươi sáng, đến vẻ đẹp của tà áo dài Việt Nam. Những hình ảnh và cảm xúc trong các bài thơ đều rất chân thành và sâu lắng, tạo nên một tổng thể đẹp và ý nghĩa.

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2023

BOK SON IS PRAYING IN FRONT OF MARY KON RON PO DRAM HILL-PLEIKU

 BOK SON IS PRAYING IN FRONT OF MARY KON RON PO DRAM HILL-PLEIKU



MẸ SẦU BI (sưu Tầm )

 MẸ SẦU BI.

Tháng 4/2017 được diễm phúc về dự lễ phong chức Phó Tế cho cậu út Augustino Nguyễn Minh Triệu tại Dòng Tên ở Rome và được hành hương và viếng Tòa Thánh Vatican được chiêm ngưỡng bức tượng Mẹ Sầu Bi do MICHELAGELO tạc rất tuyệt vời.
Hôm nay Lễ kính Mẹ Sầu Bi ..Nguyện Mẹ cho con được hiệp thông với nỗi đau của Mẹ dưới chân Thập Giá Chúa và cảm Nghiệm được tình yêu mà Chúa Giêsu con của Mẹ đã dành cho nhân thế và nguyện xin vâng theo gương Mẹ.
TƯỢNG ĐỨC MẸ SẦU BI PIETÀ CỦA THIÊN TÀI MICHELANGELO
Trong lịch sử nghệ thuật nhân loại, có lẽ không có tác phẩm điêu khắc nào có nhiều phiên bản như Pietà Đức Mẹ Sầu Bi (1498-1499) của Michelangelo (1475 – 1564). Phiên bản lớn có khi lớn hơn tác phẩm gốc, phiên bản nhỏ có khi chỉ cao vài centimet, thể hiện bằng đủ các loại chất liệu, cho đến nay, áng chừng một, hai triệu bản. Có khi hơn nữa. Riêng ở Việt Nam, phiên bản khổ lớn, bày ở các không gian công cộng, khuôn viên nhà thờ, nghĩa trang… đã lên đến hàng trăm…
Có phải tại Pietà là một chủ đề quan trọng trong Nghệ thuật thánh Công giáo? Không hẳn. Bởi thực tế, có rất nhiều mẫu tượng Pietà khác nhau…
Có phải tại danh tiếng của tác phẩm? Không chắc. Rất hiếm người thực sự biết tác phẩm gốc được sáng tác thời nào và đang được đặt ở đâu…
Có phải tại tầm vóc thiên tài của tác giả quá lớn? Cũng không chắc. Bởi thực tế, rất ít người biết tác giả là Michelangelo và ông có vị trí thế nào trong lịch sử nghệ thuật…
Tại tác phẩm quá đẹp? Một vẻ đẹp sống động trong từng chi tiết, và vô cùng hài hòa? Vâng, quả thực như thế! Tuy nhiên, nhận định này lại hơi có phần chung chung, mơ hồ. Hiểu biết nghệ thuật, không ai có thể nói, Pietà này đẹp hơn những Pieta khác, của các tác giả khác!
Phải chăng vì Pietà diễn tả sự đau xót và thương xót? Gần như hầu hết các tác phẩm Pietà trước đó và sau đó đều nhấn mạnh đến khía cạnh này của chủ đề. Nhiều khi là quá thống thiết, bi thương!
Pietà của Michelangelo thể hiện một tinh thần khác!
Hình ảnh Đức Mẹ Maria trong Pietà của Michelangelo khá trẻ – như chỉ mới đôi mươi – ôm xác Chúa Giêsu trong lòng với tư thế ngồi vững chãi, và gương mặt, toát lên vẻ đẹp thanh thản, thánh thiện… Còn hình ảnh Chúa Giêsu cũng không được thể hiện với các dấu vết của sự khổ nạn. Gương mặt Ngài cũng toát lên vẻ thánh thiện, thanh thản…
Đương thời, các yếu tố khác biệt này đã gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng tác phẩm đã không thể hiện đúng chủ đề và không đúng với thực tế!…
Tuy nhiên, theo Michelangelo:
Thiên Chúa không đến và chịu khổ nạn cho sự đau khổ, tuyệt vọng. Mà đến và chịu khổ nạn cho sự cứu rỗi và hy vọng. Sự đến và chịu khổ nạn của Người có ý nghĩa siêu nhiên, mà để đón nhận, cần phải vượt qua các cảm xúc thường tục và hướng đến cái đẹp tuyệt đối. Chỉ có nghệ thuật với cái đẹp tuyệt đối mới có thể thể hiện được công cuộc cứu chuộc thiêng liêng này của Người… Trong sự chiêm nghiệm, Đức Mẹ Maria vẫn luôn là một trinh nữ với vẻ đẹp trong trắng, tinh khôi. Và người đã có được sự thanh tịnh thuần khiết trong đức vâng lời… Sự tĩnh lặng của Mẹ thể hiện sự chấp nhận nỗi đau khủng khiếp với một đức tin mạnh mẽ vào Đấng Cứu Chuộc…
Dường như Michelangelo đã đúng. Và dường như tác phẩm của ông đã đến được với mọi người, đi vào lòng người, bởi chính vẻ đẹp siêu việt mà ông tạo ra bằng thiên tài của mình…!
Khi sáng tác Pieta, Michelangelo mới 24 tuổi. Tác phẩm bằng đá cẩm thạch này, do Hồng Y Jean de Billheres – một đại diện người Pháp tại Rôma – đặt làm như một đài tưởng niệm trong tang lễ của Ngài. Nhưng, từ thế kỷ 18, tác phẩm đã được chuyển vào đặt tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ở Rôma cho đến ngày nay.
Pietà của Michenlangelo đã đi vào lịch sử nghệ thuật nhân loại với tư cách là một kiệt tác điêu khắc của thời Phục Hưng.
Đức Mẹ Sầu Bi
Đức Mẹ Sầu Bi (hoặc Pietà theo tiếng Ý) là một chủ đề trong nghệ thuật Kitô giáo, miêu tả Maria ôm xác Chúa Giêsu, và thường thể hiện bằng tác phẩm điêu khắc. Đây là cảnh tượng đặc trưng nhất trong bối cảnh hạ xác Chúa Giêsu xuống khỏi cây thập giá. Đức Mẹ Sầu Bi (Pietà) cũng là một trong ba cảnh miêu tả nỗi đau đớn của Maria trước cái chết của Giêsu, con mình. Hai cảnh còn lại là Đức Mẹ Sầu Đau (Mater Dolorosa) và Đức Mẹ Sầu Thương (Stabat Mater) – hai cảnh này thường được thể hiện bằng tranh vẽ.
Một ví dụ nổi tiếng của việc thể hiện Đức Mẹ Sầu Bi là tác phẩm điêu khắc của Michelangelo nằm trong Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Vatican. Cơ thể của Giêsu trong tác phẩm này khác với các phiên bản trước đó, thường nhỏ hơn và bằng gỗ. Maria cũng có vẻ trẻ hơn, chứ không phải là một người đàn bà lớn tuổi. Maria được thể hiện trẻ trung vì hai lý do: Thứ nhất, Thiên Chúa là nguồn gốc của tất cả các vẻ đẹp và Maria là một trong những người thân cận nhất với Thiên Chúa; thứ hai, tác giả thể hiện vẻ đẹp bên ngoài nhằm ẩn dụ cho vẻ đẹp nội tâm của Maria. Đức Mẹ Sầu Bi cũng là một trong những tác phẩm điêu khắc hiếm có của Michelangelo, bởi vì ông là nghệ sĩ chuyên vẽ tranh cho các mái vòm nhà thờ.
HỘI DÒNG TỘC BỔN MẠNG ĐỨC MẸ SẦU BI SÀI GÒN
Hồng Phúc sưu tầm

TÌM ĐÂU ..?

 TÌM ĐÂU..?

Tìm đâu ngày tháng đã qua
Một thời thơ mộng thiết tha ân tình
Ngẫm suy tự nhủ tâm mình
Mong gì trong kiếp phù sinh hỡi người.
Thanh tâm tươi nở nụ cười
Vô tư đi hết cuộc chơi thế trần
Bóng chiều trên dốc phù Vân
Yêu thương dẫn lối bước chân ta về.
Hồng Phúc 14.09.2023 Bài Hoạ TS BS VÕ VĂN HẢI
Để rồi…
Để rồi ngày tháng qua mau
Trần gian cõi tạm trăm năm ta về
Tìm đâu một nửa hẹn thề
Nắm tay đi hết phù du kiếp người
Nhân sinh hỡi có đợi người
Để rồi một thoáng nụ cười chia xa
Để rồi ngày ấy phôi pha
Yêu thương để lại đôi ta cuối đường…
VọngAn
14/9/2023 
 Bài Hoạ Bác Đình Diệm ( HTM ) 
HTM KÍNH HỌA
LỐI VỀ
Tháng ngày hoa mộng đà qua
Ôm nhân giữ nghĩa lòng ta nặng tình
Chừ ngồi ngẫm lại lòng mình
Tìm chi một thuở hư sinh đó người
An nhiên chừ mở môi cười
Bình yên thanh thản dạo chơi hồng trần
Băng ngàn lội suối du vân
Xa miền tục lụy nhàn nhân lối về .
HƯƠNG THỀM MÂY 14.9.2023

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2023

NHỚ NGƯỜI ĐƯA ĐÒ SÔNG HẬU 1984

 NHỚ NGƯỜI ĐƯA ĐÒ SÔNG HẬU

Ngày ấy quê nghèo bên bến sông

Có chàng Y Sỹ lái đò đông

Đón ba cô gái lênh đênh sóng

Sông Hậu hiền hòa,chẳng tính công.

Ba bốn năm rồi mãi ngóng trông

THOA-THÊM- PHƯỢNG nhớ tuổi mơ hồng

Chàng LIÊM thuở ấy chừ mô nhỉ

Hội ngộ tương phùng thỏa ước mong.

Hồng Phúc 

( Cảm tác tặng các bạn Thoa,Thêm, Phượng,Liêm để nhớ lại thời học YHDT đi công tác miền sông nước Xứ Hậu Giang năm 1984 )


Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2023

ĐÊM THANH

ĐÊM THANH
Trăng soi vằng vặc hồ yên
Đoá sen e ắp vươn lên mở lòng
Hương đêm ngào ngạt thắm nồng
Màu hoa trinh trắng tiên bồng đắm say.
Giửa bùn thuần khiết xưa nay
Thanh tâm giải nhiệt thật hay chẳng phiền
Đêm thanh an giấc thần tiên
Dẫu mai cuộc sống đảo điên mặc lòng.
Hồng Phúc

( Cảm tác hình bạn Bích Phương ) 


Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2023

Những đường Link đăng Bài Thơ Áo Dài thướt Tha Hồng Phúc

* 1**.link Thơ hay về áo dài..
https://www0040.trucbachconcert.com/topic/loi-bai-tho-ve-ao-dai 
2 **
https://lalanhdumlarachvn.wordpress.com/2012/05/31/ao-dai-thuot-tha-tho-hong-phuc/ 
3**
https://banmaihong.wordpress.com/2012/05/24/chieu-lagi-ao-dai-thuot-tha-hong-phuc/ 

4**https://phatgiaohoahaohaingoai.com/threads/%C3%A1o-d%C3%A0i-th%C6%B0%E1%BB%9Bt-tha.384/

5** https://fatasa1.blogspot.com/2012/12/ao-dai-thuot-tha.html?m=0 

6**https://vfo.vn/r/tho-hay-ve-ao-dai.33589/

7** ÁO DÀI THƯỚT THA - Việt Thức 

VĂN THƠ NHẠC 
8** https://vanthonhactrieuchau.blogspot.com/2016/07/ao-dai-thuot-tha-toc-xoa-bo-vai-oimat.html  





BÉ H'ĐINH KBUÔR 02/09/2013 ..

 05/09/2011
TP - H’Đinh Kbuôr 4 tuổi rưỡi (buôn Cư Juôt, xã Cư Pơng, tỉnh Đăk Lăk), chưa từng được đến lớp. Khối u trên mặt em ngày càng phình to, đè bẹp sống mũi, che khuất mắt phải

Mẹ của H’Đinh, chị H’Ben Kbuôr, héo hắt, tiều tụy dưới gánh nặng gia đình. Chồng mất sớm, chị làm rẫy và mọi việc cực nhọc khác để nuôi 5 đứa con, trong đó con gái thứ ba bị câm, con gái út H’Đinh bị u. Nhà chị xây thô bằng gạch, không trát.

Từ buôn Cư Juôt, xã Cư Pơng đến thị xã Buôn Hồ (tỉnh Đăk Lăk) là hơn 25 km, nhà chị lại nghèo khó nhất buôn nên không có điều kiện đưa bé H’Đinh đi khám bệnh.

Độc giả muốn giúp đỡ cháu H’Đinh xin liên lạc Ban Đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên, 26 Trần Nhật Duật, TP Buôn Ma Thuột, hoặc chị Trần Thị Lan Phương ĐT 0934766777 (nhờ chuyển).

Theo Báo giấy


Anh Tới à, tình hình sức khỏe cháu H'Đinh e rằng bất ổn quá. Quá vất vả cho gia đình cháu và các bác sĩ điều trị. Tội cháu mới chừng đó tuổi mà phải chịu đựng muôn vàn đau đớn ! lúc nầy bé phẫu thuật lần 3 tại BVNĐ 2 TPHCM



Kết quả 28/07.2023 lúc nầy cháu đã 16 t.. Vợ chông cô Dung-Chú Liêm ở Úc về thăm