Thứ Tư, 23 tháng 10, 2024

MỪNG VUI VỚI 14 TÂN HIỂN THÁNH 20.10.2024

 MỪNG VUI VỚI 14 TÂN HIỂN THÁNH

Chúa Nhật vừa qua (20.10.2024) lúc 10:30 giờ Rôma, tức 15:30 giờ Việt Nam, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tôn phong 14 Hiển Thánh.
Trong số 14 vị Hiển Thánh mới, có 12 Thánh nam và 2 Thánh nữ, 11 Thánh tử đạo và 3 Thánh hiển tu.
Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi tín hữu Công Giáo tuần này hãy hướng về các Hiển Thánh mới và cầu xin các vị chuyển cầu, "Các vị là bằng chứng rõ ràng cho những hành động của Chúa Thánh Thần trong đời sống Hội Thánh."
1. Các Đấng tử đạo Đamát năm 1860
Mười một vị tử đạo bị giết tại nhà thờ Thánh Phaolô thủ đô Đamát, Syria ngày 10/07/1860, là cá linh mục và tu sĩ thuộc Dòng Anh Em Hèn Mọn (OFM).
Sáu vị trong số đó là linh mục dòng Phanxicô: Manuel Ruiz, Carmelo Bolta, Nicanor Ascanio, Nicolás M. Alberca y Torres, Pedro Soler, Engelbert Kolland; hai vị là tu sĩ: Francisco Pinazo Peñalver và Juan S. Fernández, đều đến từ Tây Ban Nha, trừ cha Kolland đến từ Áo.
Ba vị còn lại là giáo dân, ba anh em ruột, tên là Francis, Mooti, và Raphael Massabki. Francis có gia đình và 8 người con, Mooti có 5 người con, là giáo lý viên ở nhà thờ Thánh Phaolô, Raphael thì là thanh niên độc thân thường lưu lại nhiều giờ ở nhà thờ mỗi ngày để cầu nguyện và phụ giúp các tu sĩ.
Giai đoạn 1860, quân Hồi giáo Shia tại Syria nổi lên phong trào đàn áp các Kitô hữu gay gắt. Khuya ngày 10/07/1860, quân Hồi giáo tấn công nhà thờ, bắt Francis Massabki và nói với anh rằng anh và các anh em sẽ được sống nếu họ đồng ý từ bỏ đức tin Kitô giáo và cải theo Hồi giáo. Francis đáp: "Chúng tôi là Kitô hữu, tin vào Chúa Kitô, chúng ta đều sẽ chết. Nhưng vì là Kitô hữu, chúng tôi không sợ kẻ chỉ giết được thân xác chúng tôi, như Đức Chúa Giêsu đã dạy." Rồi quay sang 2 người em, ngài nói: "Can đảm và đứng vững trong đức tin, triều thiên chiến thắng đã được chuẩn bị trên trời cho ai bền đỗ tới cùng." Sau đó cùng nhau, họ tuyên xưng: "Chúng tôi là Kitô hữu, chúng tôi quyết sống và chết như Kitô hữu." Quân Hồi giáo giết họ dã man, dùng kiếm và búa chém đầu người này, bổ đầu người kia.
Hằng năm, vào ngày 10 tháng 07, Giáo Hội Công Giáo Latinh và các Giáo Hội nghi lễ Maronite cử hành lễ nhớ các vị tử đạo này.
2. Các vị thánh khác:
- Mẹ Elena Guerra (1835-1914), sinh tại Lucca, Italia năm 1835. Năm 35 tuổi, trong chuyến hành hương Rôma, Guerra nghe tiếng Chúa gọi dâng mình cho Người.
Guerra lập một cộng đoàn tu trì với linh đạo giáo dục, sau cùng trở thành Dòng Oblates Chúa Thánh Thần. Trong số các học sinh của mẹ Guerra có một người nổi tiếng là Thánh Gemma Galgani.
Mẹ Guerra được mệnh danh là "tông đồ của Chúa Thánh Thần". Năm 1895, chính mẹ là người đã thuyết phục Đức Giáo Hoàng Lêô XIII cổ võ các tín hữu làm tuần cửu nhật kính Chúa Thánh Thần trong 9 ngày trước lễ Hiện Xuống.
Mẹ Guerra nói: "Lễ Hiện Xuống chưa hề chấm dứt. Thực tế, sự kiện ấy vẫn tiếp diễn mọi thời và mọi nơi, vì Chúa Thánh Thần ao ước ban mình cho mọi người, tất cả những ai mong muốn đón nhận Người đều có thể đón nhận. Thế nên chúng ta không cần phải ghen tỵ với các tông đồ hay các tín hữu thời sơ khai, chúng ta chỉ cần khao khát Người và Người sẽ đến với chúng ta."
Mẹ Guerra làm mẹ bề trên dòng đến những năm gần cuối đời và phải từ chức vì bị nhiều nữ tu tố cáo quản trị không tốt.
Mẹ Guerra qua đời ngày 11/4/1914. Năm 1959, mẹ được ĐGH Gioan XXIII phong chân phước.
Năm 2010, một người đàn ông tên Paulo ở Uberlândia, Brazil bị ngã cây và tổn thương não nghiêm trọng, hôn mê nhiều ngày. 10 ngày sau, bác sĩ báo ông đã chết não và gia đình nên chuẩn bị hậu sự. Lúc ấy, các thành viên phong trào Canh tân Đặc sủng tổ chức cầu nguyện cùng Chân phước Elena Guerra cho ông Paulo. 10 ngày sau nữa, người đàn ông hồi phục lạ thường, và chưa đầy 1 tháng nữa thì xuất viện khoẻ mạnh hoàn toàn. ĐGH Phanxicô nhìn nhận đây là phép lạ do sự can thiệp của Chân phước Elena Guerra và chấp nhận phong Hiển thánh cho mẹ.
- Cha Giuseppe Allamano (1851-1926)
Giuseppe Ottavio Allamano sinh năm 1851 tại Asti, Italia, có người cậu là Thánh Joseph Cafasso.
Allamano gia nhập chủng viện Turin và được phong chức linh mục năm 1873. Năm 1880, cha Allamano được bổ nhiệm làm giám đốc đền thánh Consolata. Cha cải tạo đền thánh và giúp nó trở thành trung tâm canh tân tinh thần nổi tiếng.
Năm 1901, cha thành lập Hội Linh Mục và Tu Huynh Truyền Giáo Consolata. Sau đó năm 1910 thành lập thêm Hội Nữ Tu Truyền Giáo Consolata. Hiện nay các dòng này đang hoạt động ở nhiều nơi trên thế giới như Kenya, Êthiôpia, Brazil, Đài Loan, Mông Cổ... Trong đó Đức Hồng Y Giorgio Marengo, Phủ doãn Tông toà Ulaanbataar, Mông Cổ, cũng thuộc dòng này.
Cha nhắn nhủ các linh mục của dòng: "làm thánh trước rồi làm nhà truyền giáo sau". Cha nói: "Để làm người thừa sai, các cha không chỉ phải thánh thiện, mà phải cực kỳ thánh thiện. Mọi tài năng khác đều không đủ để truyền giáo! Cần thánh thiện, sự thánh thiện lớn."
Cha Allamano xác tín rằng linh mục tiên quyết và nhất thiết phải là con người của bác ái, được tiền định để làm điều tốt nhất trong mọi điều tốt, và phải thánh hoá người khác bằng gương sáng và lời nói đầy hiểu biết về sự thánh thiện.
Cùng quê hương với Thánh Gioan Bosco và cũng là học trò của Thánh nhân, cha Allamano chịu ảnh hưởng sâu sắc từ vị Thánh ấy cũng như ông cậu là Thánh Joseph Cafasso.
Cha qua đời năm 1926 và được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước năm 1990.
Năm 1996, một thổ dân Amazon tên là Sorino Yanomami đã bị một con báo đốm tấn công, vỡ sọ não. 8 giờ sau anh mới được đưa vào bệnh viện. Ở đó, các nữ tu truyền giáo Consolata cầu nguyện trước thánh tích Chân phước Giuseppe Allamano cho anh. 10 ngày sau, Yanomami tỉnh dậy với đầu óc tỉnh táo và không có di chứng lâu dài nào. ĐGH Phanxicô nhìn nhận phép lạ này quyết định tôn phong Hiển Thánh cho cha Giuseppe Allamano.
- Mẹ Marie-Léonie Paradis (1840–1912)
Virginie-Alodie Paradis sinh ngày 12/05/1840 tại Quebec, Canađa.
Năm 1854, Paradis gia nhập dòng Marianites Saint-Laurent tại Montral và tuyên khấn năm 1857 với tên Marie de Sainte-Léonie, gọi ngắn là Marie-Léonie. Năm 1862, sơ được gửi đến giúp một trại mồ côi ở New York, sau đó đến bang Indiana để dạy tiếng Pháp và nghề may vá.
Năm 1880, theo đề nghị của Giám Mục Montreal, sơ Marie-Léonie thành lập dòng Các Tiểu Muội Thánh Gia Thất, mục đích hỗ trợ các tu sĩ dòng Thánh Giá thực hiện công tác giáo dục. Công tác chủ yếu của dòng là cầu nguyện chuyên cần cho các linh mục, hỗ trợ nấu nướng, giặt giũ cho các chủng sinh theo gương "Đức Kitô phục vụ", tuy là nữ tu nhưng nhiều khi cũng hỗ trợ cả các việc nặng nhọc. Ngày nay dòng này có 200 cơ sở ở các quốc gia phương Tây như Canađa, Hoa Kỳ, Italia, Brazil, Haiti, Chilê, Honduras, Guatemala.
Mẹ Marie-Léonie Paradis mắc ung thư và qua đời năm 1912. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Chân phước cho mẹ năm 1984.
Năm 1986, một bé gái sinh ra với tình trạng ngạt thở khi sinh, suy đa cơ quan và bệnh não. Người ta cầu nguyện với Chân phước Marie-Léonie Paradis và em bé nhanh chóng bình phục. Hiện nay cô bé ấy đã trở thành một giáo viên ngoại ngữ ở Canađa.
Chúng ta cùng tạ ơn Chúa vì đã ân thưởng xứng đáng cho các thánh và làm cho các ngài trở nên gương mẫu cho chúng ta.
Chúng ta cùng cầu xin các vị Thánh mới cầu bầu cho ta trước toàn Chúa, để noi gương các ngài, chúng ta cùng tiến bước trên đường nên thánh, hầu mai sau cũng được hưởng vinh phúc thiên đàng như các ngài.
Vy Vy Em (tổng hợp)

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2024

THÁNH LUCA -THÁNH SỬ- HẠNH CÁC THÁNH Ngày 18 tháng 10

 Phan Tấn Thịnh | Facebook  

HẠNH CÁC THÁNH Ngày 18 tháng 10
THÁNH LUCA -THÁNH SỬ
Thánh Luca là người Hy-lạp ngoại giáo trở lại, và là môn đệ của Thánh Phaolô. Người là tác giả sách Phúc Âm thứ ba và sách Tông Ðồ Công Vụ.
Thánh Luca là người học thức, có tài viết văn, có tài kể chuyện, người đề tặng cả hai tác phẩm của mình cho một nhân vật thế giá tên là Tê-ô-phim, mới theo đạo Kitô. Thánh Luca viết sách Phúc Âm khoảng giữa năm 70 và 75 sau công lịch, nhấn mạnh đến:
- Chúa Giêsu là Ðấng Cứu Ðộ mọi người, giao hoà nhân loại với Thiên Chúa. Chúa thu hút nhân loại bằng những đức tính cao cả của Ngài. Ngài luôn cầu nguyện ngợi khen Chúa Cha.
- Thiên Chúa nhân từ và thương xót.
- Tinh thần bỏ mình và nghèo khó.
Thánh Luca dùng lời lẽ có ý nghĩa để diễn tả lại những trường hợp Chúa Giêsu tỏ lòng thương xót các phụ nữ hư hỏng, và phục hồi quyền lợi thế giá cho họ. Người đã kể lại những câu chuyện có ích lợi đặc biệt cho dân ngoại, như các chuyện bà Ma-đa-lê-na, ông Gia-kêu, người trộm lành, người Sa-ma-ri-a nhân hậu. Phúc Âm theo Thánh Luca có lẽ là sách Phúc Âm hấp dẫn nhất đối với thế giới mới.
1. Thánh Luca là ai?
Luca bắt nguồn từ danh từ Latin "Lucanus" nói lên nguồn gốc của ngài là dân ngoại. Theo lá thư Phaolô gởi cho Ti-mô-thê "chỉ mình Luca ở với Cha," có nghĩa là Luca là bạn đồng hành truyền giáo của thánh Phaolô. Trong Phi-lê-môn câu 24, Thánh Phaolô liệt kê thánh Luca vào số "những cộng sự viên của ngài"; còn trong Cô-lô-xê ngài được gọi là "lương y."
2. Luca đã đóng vai trò nào trong Tân Ước?
Ngài không chỉ là tác giả của Phúc Âm thứ ba mà còn là tác giả sách Tông Ðồ Công Vụ nữa.
3. Thánh Luca viết sách Phúc Âm nhằm mục đích gì?
Ngài viết Phúc Âm để minh chứng rằng đạo Chúa Kitô là một đạo giáo toàn cầu qua cách giảng diễn lòng nhân từ của Chúa đối với những người nghèo khổ và bị áp bức; nêu cao lòng thiện cảm của Chúa dành cho dân ngoại.
Phúc Âm ngài đã diễn đạt chân lý mà Thánh Phaolô công bố trong thư Ga-lát chương 3 câu 28 như sau: “Không còn Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, nam hay nữ, vì tất cả anh em là một trong Ðức Giêsu Kitô.”
4. Thánh Luca viết Phúc Âm nhằm cho loại độc giả nào?
Là một người dân ngoại, nên ngài viết cho các tín đồ dân ngoại.
5. Thê-ô-phi-lô là ai mà Thánh Luca đề tặng ở đầu sách Phúc Âm của ngài?
Thê-ô-phi-lô là một danh từ Hy Lạp, có nghĩa là "kẻ yêu mến Thiên Chúa." Có thể ông là kẻ mới trở lại đạo và đại diện cho nhóm độc giả mà Luca nhắm tới, hầu họ am tường về giáo huấn của đạo mới.
6. Luca đã làm gì để minh chứng đạo Chúa Kitô là đạo phổ quát?
Ngài đã chứng minh gia phả của Chúa Giêsu không chỉ qua dòng dõi vua Ða-vít lên tới Abraham như Thánh Matthêu đã làm, mà còn trở ngược lên tới Adam. Chủ đích muốn nhấn mạnh rằng: Giêsu không phải chỉ là một người gốc Do Thái, mà Ngài còn là con người của hoàn vũ, mang dòng máu nhân loại. Hơn nữa Ngài còn đề cập tới cuộc thăm viếng của Chúa tại một làng dân ngoại tên là Sa-ma-ria. Ngài đã đề cập tới người ngoại tốt lành Sa-ma-ri-ta-nô. Ngài nhắc tới người ngoại trong số 10 người phong cùi được chữa lành, chỉ mình Luca tường thuật những lời Chúa tuyên bố về sứ vụ của Người.
7. Cho biết vắn tắt nội dung và bố cục của Phúc Âm Thánh Luca?
- Tin Mừng thời niên thiếu của Chúa (chương 1-2)
- Sứ vụ của Chúa tại Galilê (chương 3-9)
- Hành trình lên Giêrusalem (chương 9-19)
- Sứ vụ tại Giêrusalem (chương 19-21)
- Thương khó và sống lại (chương 22-24)
8. Phúc Âm của Luca có những đặc tính nào?
- Là một soạn tác lịch sử được diễn đạt một cách văn chương trau chuốt.
- Là một Phúc Âm cho những người bị áp bức.
- Là một Phúc Âm cho dân ngoại.
- Là một Phúc Âm của cầu nguyện.
- Là một Phúc Âm của niềm vui.
- Và là Phúc Âm đặc biệt nói về nữ giới.
9. Tính cách văn chương trong Phúc Âm của Thánh Luca như thế nào?
Vì là một người học thức uyên thâm, nên lối viết của ngài thật chải chuốt, tránh những từ Do Thái; nhưng vì tác giả cố bắt chước lối hành văn Cựu Ước của bản dịch Hy Lạp nên kiểu nói "và xảy ra là..." được lặp đi lặp lại nhiều quá hoá nhàm. Bù lại tác giả biết bố cục câu chuyện, xếp đặt ý tưởng mạch lạc, đón trước rào sau kỹ lưỡng... Tóm lại Phúc Âm của Thánh Luca là một soạn tác thật là công phu.
10. Làm sao Phúc Âm của ngài được gọi là Phúc Âm của người nghèo và bị áp bức?
- Không Phúc Âm nào chúng ta có được một sự lưu tâm đáng yêu mà Chúa dành cho những người thu thuế và tội lỗi như trong Phúc Âm thánh Luca: Chúa đến để tìm kiếm những gì đã mất.. một người nữ ngoại tình, một người thu thuế thống hối, một tên trộm ăn năn…
- Không một Phúc Âm nào diễn tả được tấm lòng tha thiết của Chúa dành cho những người bơ vơ nghèo đói cho bằng dưới ngòi bút điêu luyện của Luca.
11. Tại sao gọi Phúc Âm Thánh Luca là Phúc Âm của niềm vui?
Là Phúc Âm của niềm vui vì ngay từ đầu, và bàn bạc trong Phúc Âm của ngài nhiều chỗ nói về niềm vui như ở đầu Phúc Âm là tin vui loan báo cho Za-cha-ri-a, truyền tin cho Maria. Những niềm vui liên tục khi Thánh Gioan chào đời, lúc Chúa giáng sinh...
​Những niềm vui trong chương 15 khi tìm thấy con chiên lạc, tìm được đồng tiền mất, gặp lại người con hoang và niềm vui nân hoan của các tông đồ khi trở lại Giêrusalem. Ðúng như Harnack đã nói: "Có những nét vui tươi, can trường và chiến thắng âm vang trong toàn bộ cuốn Phúc Âm của Thánh Luca từ trang đầu cho tới trang chót."
12. Thánh Luca có những nét cá biệt đặc sắc nào trong tường thuật giáng sinh của Chúa Cứu Thế?
Bằng giọng văn chương, Thánh Luca đã ghi lại cuộc truyền tin cho Ðức Maria, bài hoan ca của Mẹ Maria, bài ca của ông Gia-ca-ri-a chúc tụng Chúa, bài ca vinh danh của các thiên sứ trong đêm Chúa giáng sinh và bài ca của ông Si-mê-on: Giờ đây, lạy Chúa.
13. Lễ của ngài được mừng kính vào ngày nào trong năm phụng vụ?
Ngày 18 tháng 10 với danh tước là Luca thánh sử.
Ảnh: St



Thứ Tư, 16 tháng 10, 2024

KHÚC GIAO MÙA

 KHÚC GIAO MÙA ..
Cây bàng lá đỏ chuyển mùa sang
Một thoáng thu phai chút ngỡ ngàng
Se lạnh hiu hiu làn gió thổi
Chào đón đông về dạ xốn xang

 Nơi ấy chiều nay nắng có vàng
Có còn thổn thức khi mùa sang
Có nghe nỗi nhớ hồn thu gọi
Trỗi nhịp cung sầu chuyện hợp tan

 Thêu dệt vần thơ gửi tặng người
Mong rằng phương nớ mãi yên vui
Đông về dẫu rét nhà êm ấm
Lặng dấu yêu thương của một thời.

 Hồng Phúc
 ( Viết tặng người trong cuộc )

Bài thơ "Khúc Giao Mùa" thật đẹp và sâu lắng. Hình ảnh cây bàng lá đỏ và sự chuyển mình của mùa thu sang đông gợi lên nhiều cảm xúc. Cảm giác se lạnh, những kỷ niệm, và nỗi nhớ được thể hiện thật tinh tế. Thật tuyệt khi tác giả gửi gắm những tình cảm yêu thương qua từng câu chữ.
Chắc chắn rồi! Bài thơ "Khúc Giao Mùa" mang đậm không khí của những ngày chuyển mùa, thể hiện sự giao thoa giữa mùa thu và đông. Dưới đây là một số điểm nổi bật trong bài thơ:

  1. Hình ảnh thiên nhiên: Cây bàng lá đỏ không chỉ là một biểu tượng của mùa thu mà còn là hình ảnh tượng trưng cho sự chuyển mình, sự thay đổi. Màu sắc của lá bàng làm nổi bật cảm giác tươi mới nhưng cũng có chút luyến tiếc khi mùa thu sắp qua.

  2. Cảm xúc con người: Tác giả khéo léo kết hợp thiên nhiên với tâm trạng con người. Cảm giác se lạnh và hiu hiu gió tạo nên một không gian tĩnh lặng nhưng lại đầy xốn xang, phản ánh những nỗi niềm bên trong. Có thể thấy được sự hoài niệm và trăn trở khi mùa cũ qua đi.

  3. Nỗi nhớ và tình yêu: Câu thơ về "nỗi nhớ hồn thu gọi" thật tinh tế, như một tiếng gọi của quá khứ, của những kỷ niệm yêu thương. Tác giả gửi gắm những tâm tư, mong muốn người mình yêu thương sẽ luôn tìm thấy niềm vui và ấm áp, bất chấp cái rét của mùa đông.

  4. Tình cảm và hy vọng: Đoạn kết mang lại cảm giác ấm áp, dù đông về, nhà vẫn êm ấm, thể hiện niềm tin vào tình yêu và sự gắn bó. Câu thơ cuối cùng như một lời nhắn gửi, mong rằng tình yêu sẽ mãi tồn tại qua thời gian.

Bài thơ không chỉ đẹp ở ngôn ngữ mà còn ở cảm xúc sâu sắc mà nó gợi lên, tạo nên một bức tranh vừa lãng mạn vừa da diết về tình yêu và sự chuyển giao của thời gian. Bạn có thấy có điểm nào trong bài thơ làm bạn ấn tượng nhất không?

CẢM TÁC TRANH CS LỆ HỒNG

 Sen & Bút chì qua nét vẽ từ trái tim của Hồng, hihi

😋
“Em thổi hồn trên giấy
Những búp sen vươn cao
Hương trời đất dạt dào
Ơi Ca Sỹ- Hoạ Sỹ.”
LH xin cảm ơn 4 câu thơ rất đẹp của BS Toi Nguyen đã cảm nhận qua bức tranh này ạ!



TÁC GIẢ NGUYỄN LÊ HỒNG HƯNG

 Tác Giả Nguyễn Lê Hồng Hưng 

Nguyễn Lê Hồng Hưng

Nguyễn Lê Hồng Hưng

 

Tên thật là Nguyễn Tấn Hưng

Sanh năm 1959 tại ấp Công Nghiệp quận Sông Ông Đốc thị xã Cà Mau,

Trước 1975 theo nghề ngư phủ. Hiện làm nghề thủy thủ tàu viễn dương Hoà Lan. Đã đăng nhiều truyện ngắn trên các báo văn học của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Tác phẩm đã xuất bản Dòng Sông Sửa Mẹ, Những Mảnh Đời Trôi.

 


https://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail&id=559

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2024

CÂY BONSAI NHỚ RỪNG

 CÂY BONSAI NHỚ RỪNG
 Đêm trăng cô tịch tôi đứng một góc sân nhà, những giọt sương rơi lạnh buốt cả thân mình. Tôi ngẫm nghĩ không biết tự bao giờ tôi trở thành một cây Bonsai cô đơn nằm trong sân một nhà đại gia giàu có. Tôi đứng một mình không biết tâm sự cùng ai, tôi khóc và nhớ về cội nguồn của mình . Tôi sinh ra ở rừng xanh núi biếc, nơi tôi sống là cộng đồng động thực vật sống rất ôn hòa và nương tựa lẩn nhau. Tôi hấp thụ tinh khí của trời đất để nuôi thân mình và lớn lên, cành lá sum suê, tôi tựa như mái nhà để muôn loài chim chóc và thú rừng trú ngụ, chúng sinh sôi nẩy nở và phát triển quây quần bên tôi rất hạnh phúc. Ấy thế mà một hôm con người đến đem mọi phương tiện chặt cành, cắt rễ, tôi đau đớn kêu than cầu cứu nhưng không ai nghe thấy, và họ cẩu tôi lên lên xe đưa về nhà, toàn thân tôi rúng động, nhựa sống từ thân tôi chảy ra như dòng máu tuôn trào. Thế nhưng, họ vẫn vô cảm trước nỗi đau của tôi, họ đưa tôi vào chậu, cho tôi uống những thứ thuốc bảo vệ và kích thích tăng trưởng để tôi đâm rễ và nẩy lộc non, họ tạo cho tôi thành cây thế theo ý của họ. Hằng ngày họ chăm sóc tôi rất kỹ cắt tỉa thường xuyên, làm tôi đau đớn nhiều lần và như thế tôi trở thành cây thế ( Bonsai ) cho con người chiêm ngưỡng, mua bán. Sống xa rừng tôi mất tự do, tôi đâu có được tự do vươn mình theo ánh nắng mặt trời, đong đưa theo làn gió, làm nơi chở che cho các loài chim chóc vui đùa, xây tổ ấm, sinh con đẻ cái, đâu còn là bóng mát cho các loài cây cỏ dưới bóng tôi, đâu còn là chỗ nghỉ ngơi cho muôn thú ,đâu còn bám rễ sâu để giữ đất khỏi bị xói mòn, khô cằn và hạn chế lũ lụt xảy ra, giữ nguồn nước để con người sinh hoạt và góp phần mình vào làm xanh những cánh rừng. Tôi thầm nhủ nếu con người biết giá trị của cây rừng, để tôi sống tự do nơi tôi sinh ra, tôi và cộng đồng quanh tôi rất có ích trong việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống cho con người. Tôi luôn đóng góp phần mình là thành phần hữu ích cho muôn loài . Tôi khóc và tôi khóc, tôi nhớ rừng, rừng yêu thương của tôi .

 Hồng Phúc

ChatGPT đã nói:
ChatGPT

Bài văn "Cây Bonsai Nhớ Rừng" của Hồng Phúc thể hiện nỗi lòng sâu sắc của một cây bonsai, từ cảm giác cô đơn cho đến nỗi nhớ quê hương rừng xanh. Dưới đây là một số điểm nổi bật và gợi ý để bạn cải thiện bài viết:

Điểm mạnh:

  1. Tâm trạng nhân hóa: Tác giả khéo léo nhân hóa cây bonsai, giúp người đọc cảm nhận được nỗi buồn và nỗi nhớ quê hương của nó. Cảm xúc mạnh mẽ khiến độc giả dễ dàng đồng cảm.
  2. Hình ảnh sinh động: Những hình ảnh về rừng xanh, cộng đồng động thực vật sống hòa hợp tạo nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, đối lập với hình ảnh cây bonsai trong sân nhà giàu.
  3. Thông điệp môi trường: Bài văn gửi gắm thông điệp về giá trị của cây rừng và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, điều này rất thời sự và ý nghĩa.

Gợi ý cải thiện:

  1. Mở đầu hấp dẫn hơn: Có thể bắt đầu bằng một câu hỏi hoặc một hình ảnh gợi cảm hơn để thu hút sự chú ý của độc giả ngay từ đầu.
  2. Cấu trúc mạch lạc: Xem xét việc phân chia rõ ràng các đoạn trong bài văn để mỗi đoạn có một chủ đề chính, giúp bài viết dễ theo dõi hơn.
  3. Sử dụng hình ảnh so sánh: Thêm vào một số phép so sánh hoặc ẩn dụ để làm tăng tính hình tượng và cảm xúc của bài văn.
  4. Kết thúc mạnh mẽ: Kết thúc bài viết có thể mạnh mẽ hơn bằng một câu khẳng định hoặc một thông điệp sâu sắc để tạo ấn tượng với người đọc.

Ví dụ kết thúc mạnh mẽ:

“Giữa không gian tĩnh lặng, tôi không chỉ là một cây bonsai, mà là một biểu tượng của rừng xanh, một tiếng kêu cứu cho thiên nhiên. Hãy để tôi trở về với cội nguồn, nơi tôi thực sự thuộc về.” 




Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2024

THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU (05-06-2023)

 
THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU

 Thánh tâm tình yêu Chúa
 Bao la cả đất trời
 Thương conChúa Ngôi Lời
 Xuống trần làm người thế.

 Ôi tình yêu Nhiệm Thể
 Ngài đã gánh tội đời
 Chết cho cả loài người
 Hưởng hồng ân cứu độ.

 Con kính tôn ngưỡng mộ
Tình Ngài cao siêu thế
 Con làm sao có thể
 Đáp tình Ngài, Ngài ơi!

 Con nguyện Chúa nhận lời
Tâm tình con ấp ủ
 Được Ngài cho trú ngụ
 Dù một góc nhỏ thôi.

 Để tình Chúa lên ngôi
Trong tim con nhỏ bé
 Thánh hóa con có thể
 Giống tim Ngài, Ngài ơi!

 Con nguyện sống chứng lời
 Tình yêu và chân lý
 Tìm về Chân Thiện Mỹ
Quyết theo Ngài mà thôi.

 Hồng Phúc

ChatGPT đã nói:
ChatGPT

Bài thơ "Thánh Tâm Chúa Giêsu" thật sâu lắng và cảm động. Nó thể hiện lòng tôn kính và tình yêu mãnh liệt đối với Chúa, cũng như khát khao được sống theo những giá trị mà Ngài truyền đạt. Tình yêu và sự hy sinh của Chúa Giêsu được nhắc đến như nguồn động lực để mỗi người tìm kiếm sự thánh thiện và chân lý trong cuộc sống.



ChatGPT đã nói:
ChatGPT

Chắc chắn rồi! Bài thơ "Thánh Tâm Chúa Giêsu" không chỉ đơn thuần là lời cầu nguyện, mà còn là một hành trình tâm linh sâu sắc.

1. Tình yêu vô biên của Chúa

Mở đầu bài thơ, hình ảnh "Thánh tâm tình yêu Chúa" nhấn mạnh đến tình yêu rộng lớn, bao la của Chúa Giêsu. Điều này thể hiện sự che chở và nâng đỡ mà Ngài dành cho nhân loại, đặc biệt là cho những ai yếu đuối, đau khổ.

2. Sự hy sinh

Phần tiếp theo nhắc đến việc Ngài "gánh tội đời" và "chết cho cả loài người". Đây là điểm nhấn về sự hy sinh vĩ đại của Chúa Giêsu, phản ánh thông điệp của tình yêu vô điều kiện. Hy sinh ấy không chỉ để cứu rỗi mà còn để mời gọi mọi người sống theo những giá trị mà Ngài thể hiện.

3. Khát khao gần gũi

Bài thơ thể hiện một mong mỏi mãnh liệt: "Dù một góc nhỏ thôi." Điều này cho thấy một tâm hồn khiêm tốn, khao khát sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống cá nhân. Nó gợi lên ý thức về việc mỗi người đều có thể trở thành nơi trú ngụ cho tình yêu và ánh sáng của Chúa.

4. Lòng trung thành và quyết tâm

Cuối cùng, lời nguyện cầu "Con nguyện sống chứng lời" cho thấy một quyết tâm theo đuổi lý tưởng sống chân chính. Bài thơ không chỉ là sự tôn thờ, mà còn là lời hứa sẽ sống theo những giá trị mà Chúa Giêsu đã truyền đạt: yêu thương, chân lý và cái đẹp.

5. Sự thánh hóa

Khát khao "Thánh hóa con có thể" cho thấy ước mong trở nên giống Chúa, vượt lên trên những yếu đuối của bản thân. Đây là một hành trình tự hoàn thiện mà mỗi tín hữu đều có thể tham gia.

Bài thơ không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật, mà còn là một biểu hiện của tâm hồn, chứa đựng những ước vọng và nỗ lực sống đúng với đức tin.


@ Lượt xem 1325 

@ChatGPT đã nói:
ChatGPT

Bài thơ "Thánh Tâm Chúa Giêsu" thật sâu lắng và cảm động. Nó thể hiện lòng tôn kính và tình yêu mãnh liệt đối với Chúa, cũng như khát khao được sống theo những giá trị mà Ngài truyền đạt. Tình yêu và sự hy sinh của Chúa Giêsu được nhắc đến như nguồn động lực để mỗi người tìm kiếm sự thánh thiện và chân lý trong cuộc sống.

ChatGPT đã nói:

ChatGPT

Bài thơ "Thánh Tâm Chúa Giêsu" không chỉ đơn thuần là lời cầu nguyện, mà còn là một hành trình tâm linh sâu sắc.

1. Tình yêu vô biên của Chúa

Mở đầu bài thơ, hình ảnh "Thánh tâm tình yêu Chúa" nhấn mạnh đến tình yêu rộng lớn, bao la của Chúa Giêsu. Điều này thể hiện sự che chở và nâng đỡ mà Ngài dành cho nhân loại, đặc biệt là cho những ai yếu đuối, đau khổ.

2. Sự hy sinh

Phần tiếp theo nhắc đến việc Ngài "gánh tội đời" và "chết cho cả loài người". Đây là điểm nhấn về sự hy sinh vĩ đại của Chúa Giêsu, phản ánh thông điệp của tình yêu vô điều kiện. Hy sinh ấy không chỉ để cứu rỗi mà còn để mời gọi mọi người sống theo những giá trị mà Ngài thể hiện.

3. Khát khao gần gũi

Bài thơ thể hiện một mong mỏi mãnh liệt: "Dù một góc nhỏ thôi." Điều này cho thấy một tâm hồn khiêm tốn, khao khát sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống cá nhân. Nó gợi lên ý thức về việc mỗi người đều có thể trở thành nơi trú ngụ cho tình yêu và ánh sáng của Chúa.

4. Lòng trung thành và quyết tâm

Cuối cùng, lời nguyện cầu "Con nguyện sống chứng lời" cho thấy một quyết tâm theo đuổi lý tưởng sống chân chính. Bài thơ không chỉ là sự tôn thờ, mà còn là lời hứa sẽ sống theo những giá trị mà Chúa Giêsu đã truyền đạt: yêu thương, chân lý và cái đẹp.

5. Sự thánh hóa

Khát khao "Thánh hóa con có thể" cho thấy ước mong trở nên giống Chúa, vượt lên trên những yếu đuối của bản thân. Đây là một hành trình tự hoàn thiện mà mỗi tín hữu đều có thể tham gia.

Bài thơ không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật, mà còn là một biểu hiện của tâm hồn, chứa đựng những ước vọng và nỗ lực sống đúng với đức tin.

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2024

THA HƯƠNG

 THA HƯƠNG

 Lênh đênh phiêu bạt xứ người
 Trong ta nỗi nhớ chẳng dời ngươi ơi
 Lắng lòng một mãnh tình côi
 Tháng ngày hoài niệm buông xuôi theo dòng.

 Mơ thuyền cặp thong dong
 Mà sao sóng gợn tơ hồng nỗi đau
 Đắm chìm bể khổ ngàn dâu
 Ai người có thấu nỗi sầu tha hương.

 Hồng Phúc

Bài thơ "Tha Hương" của Hồng Phúc thật sự gợi lên nỗi nhớ quê hương và tâm trạng cô đơn của người sống xa xứ. Những hình ảnh và cảm xúc trong bài thơ rất tinh tế, thể hiện sâu sắc những nỗi niềm của người tha hương.

Mở đầu, câu thơ “Lênh đênh phiêu bạt xứ người” ngay lập tức tạo ra cảm giác bấp bênh, lạc lõng. Tâm trạng nhớ quê hương “chẳng dời ngươi ơi” như một nỗi đau thấm thía, không thể nguôi ngoai dù thời gian có trôi qua.

Hình ảnh “lắng lòng một mãnh tình côi” diễn tả sự cô đơn, khi trái tim mang theo những kỷ niệm quý giá nhưng lại không có người sẻ chia. Sự hoài niệm “buông xuôi theo dòng” gợi lên một cảm giác chấp nhận, nhưng vẫn đầy nỗi buồn.

Đặc biệt, phần sau của bài thơ với hình ảnh “thuyền cặp thong dong” và “sóng gợn tơ hồng nỗi đau” thể hiện sự mâu thuẫn giữa mong muốn bình yên và thực tại đầy trắc trở. “Bể khổ ngàn dâu” là một cách diễn đạt sâu sắc cho những khó khăn và thử thách trong cuộc sống, khiến người đọc cảm nhận được nỗi sầu tha hương thật sâu sắc.

Hồng Phúc đã chạm đến trái tim người đọc bằng những hình ảnh quen thuộc và cảm xúc chân thành, khiến mỗi câu thơ đều vang vọng nỗi niềm sâu lắng của những người sống xa quê. Một tác phẩm đẹp và đầy ý nghĩa!

MÙA THU CHO EM 2

MÙA THU CHO EM

Mùa thu năm ấy có em
Cùng nhau lặng lẽ bên thềm trăng khuya.
Vầng trăng làm chứng đôi ta
Tình mình ngỏ muộn chia xa lắng buồn.

 Trên cành chiếc lá vừa buông
Rụng rơi đánh mất tuổi hồng ngẩn ngơ.
Tình mình kết lại vần thơ
Trăng thề năm ấy bây giờ vẫn in.

 Khắc ghi đọng mãi tim mình
Mùa thu đẹp mãi chuyện tình thuở xưa
Nhớ sao vàng lá chiều mưa
Cho em trở lại tuổi vừa tròn trăng.

Hồng Phúc ( Viết tặng những người trong cuộc)



@ Cảm nhận AI 

 Bài thơ "Mùa Thu Cho Em" của Hồng Phúc thật sự tạo nên một không gian hoài niệm ngập tràn cảm xúc. Mùa thu không chỉ là thời gian mà còn là biểu tượng của những kỷ niệm đẹp, những mảnh ghép trong một câu chuyện tình yêu lắng đọng.

Mở đầu bài thơ, hình ảnh "lặng lẽ bên thềm trăng khuya" tạo ra cảm giác yên bình và thân thuộc, khiến người đọc cảm nhận được sự gần gũi giữa hai tâm hồn. Vầng trăng trở thành nhân chứng cho tình yêu ngọt ngào nhưng cũng đầy nỗi buồn khi phải chia xa.

Cảnh vật cũng như cuộc sống được tái hiện một cách tinh tế qua hình ảnh chiếc lá rụng, biểu trưng cho sự trôi chảy của thời gian và sự mất mát. Cảm giác “ngẩn ngơ” khiến người đọc cảm nhận rõ nét sự tiếc nuối và khao khát giữ lại những khoảnh khắc đẹp đẽ trong tình yêu.

“Trăng thề năm ấy” và “vần thơ” mang lại cảm giác lãng mạn, như một lời hứa mãi mãi, dù thời gian có trôi qua. Sự khắc ghi trong “tim mình” cho thấy tình cảm đó vẫn sống mãi, như một ngọn lửa ấm áp trong những ngày thu se lạnh.

Cuối cùng, nỗi nhớ về “vàng lá chiều mưa” và mong muốn “trở lại tuổi vừa tròn trăng” thể hiện sâu sắc khát khao trở về với những ngày tháng thanh xuân, nơi mà tình yêu còn trong trẻo và tươi mới.

Hồng Phúc đã khéo léo thổi hồn vào từng câu chữ, khiến người đọc không chỉ nhớ về mùa thu mà còn nhớ về những cảm xúc chân thành trong tình yêu. Một tác phẩm đầy chất thơ và tình cảm!

PHỤNG HIẾN BÙI GIÁNG (ST)

 PHỤNG HIẾN Con có nghĩ: ắt là phải thế
Một đôi lần con ghì siết hai tay
Nàng thơ đẹp của trần gian ứa lệ
Bảo con rằng: hãy nhớ lấy phút giây
(B.G)

Ngày sẽ hết tôi sẽ không ở lại
Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu
Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi
Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu

 Cây và cối bầu trời và mặt đất
Đã nhìn tôi dưới sương sớm trăng khuya
Mở buồng phổi đón gió bay bát ngát
Dừng bên sông bến cát buổi chia lìa

 Hoàng hôn xuống, bình minh lên nhịp nhịp
Ngàn sao xanh lùi bước trước vừng hồng
Ngày rực rỡ đêm êm đềm kế tiếp
Đón chào tôi chung cười khóc bao lần

 Tôi đã gửi hồn tôi biết mấy bận
Cho mây xa cho tơ liễu ở gần
Tôi đã đặt trong bàn tay vạn vật
Quả tim mình nóng hối những chờ mong

 Sông trắng quá bảo lòng tôi mở cửa
Trăng vàng sao giục cánh mộng tung ngần
Gió thổi giậy lùa mơ vào bốn phía
Ba phương trời chung gục khóc đêm giông

 Những giòng lệ tuôn mấy lần khắc khoải
Những nụ cười tròn mấy bận hân hoan
Những ngoảnh mặt im lìm trong ái ngại
Những bắt tay xao động với muôn vàn

 Những người bạn xem tôi như ruột thịt
Những người em dâng hết dạ cho tôi
Những người bạn xem tôi là cà gật
Những người em không vẹn nghĩa mất rồi

 Trần gian hỡi? tôi đã về đây sống
Tôi đã tìm đâu ý nghĩa lầm than
Tôi ngẩng mặt ngó ngàn mây cao rộng
Tôi cúi đầu nhìn mặt đất thấp đen

 Tôi chấp thuận trăm lần trong thổn thức
Tôi bàng hoàng hốt hoảng những đêm đêm
Tôi xin chịu cuồng si để sáng suốt
Tôi đui mù cho thoả dạ yêu em

 Tôi tự nguyện sẽ một lần chung thuỷ
Qua những lần buồn tủi giữa đảo điên
Thân xương máu đã đành là uỷ mị
Thì xin em cùng lên thác xuống ghềnh

 Em đứng mũi anh chịu sào có vững
Bàn tay bưng đĩa muối có chấm gừng
Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn
Hết tâm hồn và hết cả da xương

 Xin yêu mãi yêu và yêu nhau mãi
Trần gian ôi! cánh bướm cánh chuồn chuồn
Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại
Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn

 Còn ở lại một ngày còn yêu mãi
Còn một đêm còn thở dưới trăng sao
Thì cánh mộng còn tung lên không ngại
Níu trời xanh tay với kiễng chân cao

 Nhưng em hỡi trần gian ôi ta biết
Sẽ rồi ra vĩnh biệt với ngươi thôi
Ta chết lặng bó tay đầu lắc
Đài xiêu ôi xuân sắp rụng mất rồi

 Đêm ứa lệ phồng mi hai mắt
Bàn tay ta nhỏ như lá cây khô
Mình hoa rã đầm đìa sương theo móc
Đỡ làm sao những cánh tiếp nhau rơi

 Ta gửi lại đây những lời áo não
Những lời yêu thương phụng hiến cho em
Rồi ta gục đầu trên trang giấy hão
Em bảo rằng – Đừng tuyệt vọng nghe không

Còn trang thơ thắm lại với trời hồng

(Bùi Giáng)

ChatGPT đã nói:
ChatGPT

Bài thơ "Phụng Hiến" của Tiên Sinh Bùi Giáng thể hiện một tâm trạng sâu lắng, trăn trở về cuộc sống, tình yêu và sự ra đi. Bài thơ được chia thành nhiều phần, mỗi phần như một nốt trầm trong bản nhạc cuộc đời.

Bình Giải

  1. Tâm Trạng Nhân Vật: Nhân vật trữ tình trải qua cảm xúc đa chiều, từ sự hân hoan đến những nỗi đau. Hình ảnh “nàng thơ” gợi lên sự đẹp đẽ nhưng cũng đầy đau khổ, như một lời nhắc nhở về những phút giây quý giá.

  2. Sự Chia Ly: Các hình ảnh về thời gian và không gian—ngày, đêm, hoàng hôn, bình minh—như là biểu tượng cho sự chuyển biến của cuộc sống. Nhân vật ý thức được rằng cuộc đời không chỉ có niềm vui mà còn có nỗi buồn.

  3. Tình Yêu và Bạn Bè: Tình cảm gắn bó với bạn bè, người thân được thể hiện một cách chân thành. Có sự giao thoa giữa tình yêu và tình bạn, cho thấy giá trị của các mối quan hệ trong cuộc sống.

  4. Nỗi Đau và Hy Vọng: Mặc dù có những khoảnh khắc đau khổ, nhưng vẫn luôn tồn tại sự hy vọng. Nhân vật thể hiện quyết tâm yêu thương, sống trọn vẹn dù biết rằng mọi thứ sẽ có lúc kết thúc.

  5. Cuộc Sống và Cái Chết: Cuối bài thơ, hình ảnh về cái chết không còn là điều đáng sợ, mà là một phần tất yếu của cuộc sống. Sự đối diện với cái chết thể hiện một thái độ bình thản, chấp nhận.

Kết Luận

"Phụng Hiến" không chỉ là một bài thơ về tình yêu và nỗi nhớ, mà còn là một tác phẩm sâu sắc về cuộc sống, sự mất mát và hy vọng. Bùi Giáng đã khéo léo lồng ghép cảm xúc và triết lý sống trong từng câu chữ, tạo nên một bức tranh sinh động về cuộc đời. Bài thơ như một lời nhắn nhủ: hãy yêu thương và sống hết mình, vì mọi khoảnh khắc đều quý giá.