Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

CẢM TÁC HÌNH ( NGỌC YẾN )

 CẢM TÁC HÌNH ( NGỌC YẾN )

Núi Rừng không có khẩu trang
Lá xanh em kết ở làng em đeo.
Thương người khốn khó khổ nghèo
Vắt ngang chiếc lá non ngàn bạn ơi.
Hồng Phúc


Thứ Tư, 27 tháng 4, 2022

CẢNH QUÊ THANH BÌNH

 CẢNH QUÊ THANH BÌNH 

Chiều về trên quê hương 
Xa xa núi mờ sương
Đàn bò bụng no cỏ 
phơi mình dưới ánh dương.

Viễn xứ về quê hương 
Tâm tư vạn niềm thương 
Trào dâng lòng cảm mến 
Lâng lâng những chặng đường.

Hoàng hôn trên quê hương
Ôi sao thanh bình quá 
Màu xanh bao thành quả 
Của Dân Cày quê tôi.

Bao năm sống nỗi trôi
Cứ ngỡ rằng phai phôi
Giờ đây về hội ngộ 
Tình quê nhà lên ngôi.

Siết tay bạn cùng tôi 
Trao nhau tình thân ái 
Quê hương là mãi mãi 
Chốn tha hương nhớ về.

Hồng Phúc  

Bs Nguyễn Thanh Tùng đã phổ nhạc ngày 04/06/2022 

Đường Link bài Cảnh Quê Thanh Bình.

https://youtu.be/P1uWu3rQ5yY  

@ Lời bình của AI.. ChatGPT  

Bài thơ "Cảnh Quê Thanh Bình" của Hồng Phúc là một bức tranh đơn sơ mà đậm chất quê hương, mang đến cảm giác êm đềm và lòng yêu mến sâu sắc với nơi chôn nhau cắt rốn. Dưới đây là những cảm nhận của mình về bài thơ:

Cảnh Quê Thanh Bình

Chiều về trên quê hương
Xa xa núi mờ sương
Đàn bò bụng no cỏ
Phơi mình dưới ánh dương.

Những câu thơ đầu tiên mở ra khung cảnh một buổi chiều êm ả nơi làng quê. Hình ảnh "núi mờ sương" và "đàn bò bụng no cỏ" gợi lên vẻ thanh bình, yên ả của vùng quê Việt Nam. Ánh nắng chiều buông xuống, cảnh vật như ngừng lại, tất cả chìm trong sự tĩnh lặng, hòa quyện giữa thiên nhiên và con người.

Viễn xứ về quê hương
Tâm tư vạn niềm thương
Trào dâng lòng cảm mến
Lâng lâng những chặng đường.

Nhân vật trữ tình trở về quê hương sau thời gian xa xứ, mang theo bao niềm thương nhớ. Cảm giác "trào dâng lòng cảm mến" không chỉ đơn giản là sự vui mừng khi gặp lại quê nhà mà còn là niềm tự hào về nơi mình thuộc về. Những chặng đường xa xôi giờ đây như nhẹ nhàng, vì trái tim đã được trở về nơi an bình.

Hoàng hôn trên quê hương
Ôi sao thanh bình quá
Màu xanh bao thành quả
Của Dân Cày quê tôi.

Hình ảnh hoàng hôn trên quê hương hiện lên thật dịu dàng, như một lời khẳng định cho sự thanh bình và trù phú. Màu xanh là màu của sự sống, của những "thành quả" mà người nông dân đã vun đắp qua bao năm tháng cần cù. Cảnh sắc này không chỉ là sự đẹp đẽ của thiên nhiên mà còn là sự sống động của những công sức lao động miệt mài của con người.

Bao năm sống nỗi trôi
Cứ ngỡ rằng phai phôi
Giờ đây về hội ngộ
Tình quê nhà lên ngôi.

Qua bao năm bôn ba, nhân vật trữ tình từng nghĩ rằng tình cảm quê hương sẽ nhạt phai theo dòng thời gian, nhưng ngược lại, khi trở về, tất cả ký ức và tình cảm ấy vẫn vẹn nguyên, thậm chí còn mạnh mẽ hơn. "Tình quê nhà lên ngôi" như một sự khẳng định rằng, dù có đi xa đến đâu, quê hương vẫn là nơi sâu đậm nhất trong tâm hồn.

Siết tay bạn cùng tôi
Trao nhau tình thân ái
Quê hương là mãi mãi
Chốn tha hương nhớ về.

Những câu thơ cuối nhấn mạnh đến tình cảm bạn bè, tình thân ái và tình quê hương vĩnh cửu. "Quê hương là mãi mãi" là lời nhắc nhở rằng dù cuộc sống có đưa đẩy ta đi đến đâu, trái tim mỗi người luôn có một góc dành riêng cho nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn liền với những kỷ niệm và cảm xúc sâu sắc.

Tổng kết: Bài thơ "Cảnh Quê Thanh Bình" là một bản tình ca về quê hương, nơi chứa đựng sự an yên và tình cảm thiêng liêng của con người. Hồng Phúc đã khéo léo dùng những hình ảnh giản dị nhưng đầy ý nghĩa để diễn tả tình yêu với quê nhà và những cảm xúc khi trở về sau những năm tháng xa cách. Một bài thơ tràn đầy cảm xúc và giàu giá trị nhân văn!

Cảm ơn bạn đã chia sẻ một tác phẩm rất đẹp và chân thành!









Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2022

VIẾT CHO NGƯỜI BẠN CHÂN TÌNH - Nguyễn Đức Hòa 25/04/2014

 Viết cho người bạn chân tình...

Lão đại Lưu Đạt…
( Phần I. Vì sao anh bạn phải xanh xao ?)
Từ Quan rỉ tai tôi khẽ khọt, lão Đại lần này về trông xanh xao hơn năm ngoái nhưng có vẻ như đẹp trai ra thì phải, nhìn kỹ lại thì nhận xét của tên gàn này quả thật…hơi bị đúng. Chuyến này thì quả tang rồi nhé anh bạn, đang có chuyện gì còn mắc míu mà phải lo toan đây. May sao khi bị truy vấn thì cũng là giọng cười hà, hà… hiền lành tự bao giờ ấy, chứ không thì có mà toi với cái lũ “năm tên” bậm trợn đấy nhé lão bạn già.
Băng “Ngũ quái giang hồ” của lũ chúng tôi có năm anh em kết nghĩa, người bạn thân thiết này được cả nhóm vinh xưng là lão Đại. Vị thế đầu têu như gã thì miễn bàn, ở gã hội tụ đầy đủ những tố chất của một anh cả tinh thần của rất nhiều ngữ nghĩa. Như một định mệnh, cái tên Lưu Đạt rồi sẽ theo hắn suốt cả quãng đời còn lại của những thành tựu nghĩa nhân mà cả nhóm cùng tham gia theo lời hiệu triệu của lần gặp gỡ cách đây mấy mùa nắng mưa sau gần ba mươi năm đằng đẵng lưu lạc nơi xứ người…
Ít ai nghĩ, người ngồi ở phòng chờ sân bay Phù Cát buổi sáng hôm ấy là một Việt kiều thành đạt. Trong cái áo t-shirt màu đen cũ kỹ, cái quần Jean bạc màu cộng hưởng với đôi giày lưới vải giản đơn. Anh chàng này giống như một gã lãng tử đang tìm kế sinh nhai trên rẻo đất miền trung khô cằn nắng gió này như bao ông cô, bà cậu “Tây ba lô” đã lang bạt kỳ hồ khắp nơi ở phố nhỏ Quy Nhơn.
Thật ra tôi đã nhận thấy sắc diện của gã không bằng năm ngoái… Như cuộc hẹn, chúng tôi mỗi năm một lần gặp mặt ở quê nhà làm chương trình bán sách tự viết ra của nhóm bè bạn để lấy tiền gây quỹ trợ lực cho các em học sinh có hoàn cảnh nghèo khó và thiếu may mắn mà vẫn gắn sức bước qua cuộc đời đầy gian khó.
Có lẽ vì áp lực phải lo toan cho nhiều thứ của riêng mình lẫn của anh em trong hành trình sắp tới mà gã mới có vẻ trầm tư như thế chăng !.Ừ, sao mà không lo lắng kia chứ. Chuyến đi sắp tới phải lòng vòng rồng rắn đến bốn tỉnh thành : Quế Sơn của Quảng Nam; Quy Nhơn của Bình Định; Buôn Hồ của DakLak và chặn cuối cùng là dừng chân ở Sài Gòn. Không những vậy còn phải làm sao tổ chức thành công hai đêm thơ ở DakLak lẫn Sài Gòn cho hai thành viên bị khuyết tật và cũng là những người anh em của nhóm LLĐLR.VN. Ý nghĩa nhân bản của việc làm này khá lớn vì không những tạo dựng niềm vui sống lẫn sự khích lệ vươn lên cho hai em Nguyễn Hợp ở DakLak và Nguyễn Văn Lâm ở Sài Gòn mà còn như là một thông điệp gởi đến cho xã hội về vị thế khá nhạy cảm của những người bị khuyết tật trong đời sống thường nhật.
Thông tin không thuận lợi ở Quế Sơn tưởng chừng sẽ làm cho anh em chùn bước, thế nhưng trước sự tính toán có chiều sâu cùng với sự động viên nhiệt thành của Lưu lão đại, cuối cùng cuộc hội ngộ tri âm bên bờ hồ Việt An ở góc trời sơn cước đã diễn ra hết sức đầm ấm và trên cả mong đợi. Đêm hôm ấy, cả nhóm bạn bè như cháy hết mình trên những dòng thơ tâm huyết, trên những lời nhạc trữ tình. Dãy bàn kê tạm bợ thành sân khấu, diễn viên không trang điểm nhưng thể hiện rất đạt vai. Tình bằng hữu đã đăng quang tay trong tay…“nối vòng tay lớn…”*. Vòng tay này đưa đoàn lữ hành ra thăm lại Hội An, thăm qua những bạn bè nơi phố cổ. Hy vọng rằng sẽ có những lần gặp gỡ thân tình tiếp theo để chuyên đề Bảo Tồn Văn Hóa Việt mà Lưu lão đại đang âm thầm ấp ủ sẽ có ngày trình làng thuyết phục.
Một đêm thơ ở phố nhỏ Quy Nhơn diễn ra khá hời hợt, dẫu thế chương trình cũng vớt vát lại chút thể diện khi ý nghĩa của sự sẻ chia cho những cuộc đời nghèo, những mảnh đời khó khăn của các em học sinh, được những thành viên trong nhóm thể hiện tận tình.
Sau chuyến viếng thăm hai trung tâm trẻ em khuyết tật là Đồng Tâm ở dốc ông Phật và TTBTXH An Nhơn thì cả nhóm lên đường về thăm quê Hoài Ân của lão tam Từ Quan. Vậy là đã “mục sở thị” nơi chôn nhau, cắt rốn của Tam lão rồi đó nhé lão Đại, lão Tứ, lão Ngũ, tiếc rằng con mương ven đường, nơi chứng kiến lão nhị Đức Hòa từng bắt chước hảo hán Lục Vân Tiên…“Kiến ngãi bất vi vô võng giã” bị bọn côn đồ bề hội đồng ngã quay…cu đơ đã được san lấp tự khi nào !
Đêm bên bãi biển Trùng Dương. Có những vì sao khuya nhấp nhánh, có tiếng con sóng vỗ rì rào tình tự, đã chứng kiến năm người bạn chính thức làm lễ kết bái anh em. Và lão đại Phạm Lưu Đạt đã rạng rỡ với nụ cười hiền cố hữu như mọi khi trong tiếng chúc tụng của bạn hữu chi giao. Chai rượu ngon mà lão Ngũ cố công mang từ bên trời Âu về được chia đều cho mấy thành viên, chỉ tội cho hai con sâu rượu Tứ và Đại chóp chép miệng thòm thèm. Không biết tự khi nào mà lão Ngũ đã chuẩn bị món quà sinh nhật rất đặc biệt, đó là những quả bong bóng dồi nước to bằng quả quýt, công năng của nó là khi ghét ai thì đối thủ cứ ném vô người mình ghét để mà lấy…hên. Quả thật trò chơi này khá linh nghiệm, vì khi tôi ném nó vào người tên gàn lão Tam thì được gã tặng cho chai dầu thơm hảo hạng. Đã chưa !
Những đèo dốc ngoằn ngoèo qua huyện Sông Hinh của tỉnh lỵ Tuy Hòa đã làm cho một số người trong đoàn ngây ngây thấm mệt, tội nghiệp cho phu nhân Tứ lão, nàng như càng nhỏ thó hơn khi co ro nằm trên cánh tay đỡ đần của anh chàng Tấn Ái…thương vợ. So với chuyến đi năm ngoái, kỳ này lão Tứ có vẻ bận bịu nhiều hơn, lo toan nhiều hơn và cũng hạnh phúc nhiều hơn. Xin chúc mừng đôi “Tân lang, Tân nương” mà toàn thể anh em đã có nhã ý mến thương trao tặng cho vợ chồng lão Tứ trên suốt cuộc lữ hành.
Khuông mặt của Hợp như giãn ra khi chuyến xe chở đoàn vượt qua ranh giới Phú Yên để đến tỉnh DakLak, vậy là không bao lâu nữa là sẽ cán đích thị trấn Buôn Hồ. Chúng tôi đã chọn con đường tắt này vì nó ngắn gần tám chục ki-lo-met. Cần có sự nghỉ ngơi dưỡng sức để đến tối còn lo cho chương trình “ Đêm tình thương và thơ ca” để tôn vinh Huệ Nguyên Nguyễn Hợp. Phải công nhận là sức chịu đựng của người anh em này thật là dẻo dai và ghê ghớm. Đôi chân teo tóp, chiếc lưng phẳng lỳ, mỗi cử động đều phải nhờ người anh trợ lực, vậy mà trên suốt chặng đường anh chàng không hề kêu ca một tiếng nhỏ, đã vậy trên môi lúc nào cũng nở nụ cười rói tươi thân thiện. Cũng xin nói thêm về chuyến ghé thăm phố biển của hai anh em Hà, Hợp. Niềm mơ ước từ lâu của em là được chiêm bái di tích của cố thi nhân Hàn Mặc Tử, không lạ gì mà anh bạn nhỏ này đã lấy bút danh là Hàn Nguyên Huệ. Với một người bình thường thì việc di chuyển, đi lại đến những nơi mình yêu thích là chuyện nhỏ, thế nhưng với Hợp là vô cùng khó và khó về nhiều khía cạnh. Được sự khích lệ của anh chị em trong nhóm lá lành, đặc biệt là sự chăm lo hết mực của người chị tinh thần Hư Phụng. Hai anh em đã lặn lội hạ sơn. Cái đầu mẫn tiệp, nụ cười dễ thương của Hợp ngự êm đềm trên cái lưng chịu khó cùng đôi chân dẻo dai của Hà. Còn hình ảnh đẹp và nhân bản nào sánh bằng !
Đã có sự thay đổi lớn về địa điểm cũng như tính chất của đêm tổ chức, thật cảm ơn sự năng động của Lê Thy cùng anh chị em Buôn Hồ. Người bạn này đã sử dụng chiêu “Mượn hoa kiếng Phật” thật hay và uyển chuyển, nó thật phù hợp với dự liệu của lão Đại và tôi. Tình huống nói trên thật đúng như lời nói đùa mà như thật của lão Đại…“Vô chiêu thắng hữu chiêu”. Chiêu kiếm ý của anh em xứ sở Thủy Tùng đã hóa giải kiếm trận trùng điệp của bọn phương sỹ giang hồ một cách tâm phục, khẩu phục.
Đêm “Tình thương và thơ ca” ở Buôn Hồ đã thành công trên mức mong đợi. Nhìn Nguyễn Hợp thật rạng rỡ và hạnh phúc trên chiếc xe lăn. Sân khấu của nhà hàng Thế Sơn tràn đầy hoa, tràn đầy lời thơ sẻ chia chúc tụng, tràn đầy những giọt nước mắt rung động của bà chị đỡ đầu Minh Tâm, của cô Khánh Quyên, của người mẹ của Hợp và cũng của rất nhiều khán thính giả đến dự chương trình.
Chấp tay sau lưng đủng đỉnh đi đi, lại lại ra vẻ ung dung tự tại, thật ra tôi biết lão Đại đang rất bồn chồn và phấn khích, chỉ tội cho lão ta phải ở trong trạng thái “Thủ khẩu như bình” vì đại cuộc…
Như đồng cảm với những con người đang hòa đồng trong tình thương yêu, ông trời đã lao xao những hạt mưa cuối hạ. Những hạt mưa trên cao nguyên bay bay dưới ngọn đèn đường vàng chái trông thật quyến rũ và phảng phất chút liêu trai. Đêm cao nguyên thật yên bình, vẳng xa có tiếng tắc kè túc tắc gọi tình và đêm trôi nhè nhẹ từng bước chân chim.
Chia tay Buôn Hồ, chia tay những người bạn, hẹn mùa hè sau nhé Nguyễn Hợp, Minh Tâm, Đàm Lan, Lê Thy, Hồng Phúc mến thương !
Đoàn lữ hành xuôi quốc lộ 14 để hướng về Sài Gòn. Chiêu ngụm cà phê trên đồi cao Gia Nghĩa trong dan dát hơi mưa mà nhớ bụi đỏ mù bay lối lạ của chuyến xe cà tàng một năm về trước với người bạn già thân tình. Còn nhớ hành trình ngược bắc, xuôi nam ấy đã làm cho gã mệt đứ đừ với khuông mặt và cánh tay phải sạm đen vì cháy nắng. Hình như vì lý do đó mà khi trở về nhà, gã đã bị phu nhân Nhu Mỳ phết cho mấy roi cảnh cáo. Thật là tội nghiệp.Giờ gã đã là lão Đại của nhóm rồi thì cũng nên dành chút trân trọng lẫn ưu ái chứ, băng ghế sau cùng giao trọn cho gã tùy nghi sử dụng, có điều là phải ráng lụa là tay lái một chút vì đường xuôi nam quá xấu. Thông cảm cho nhé lão Đại…xanh xao.
( Còn tiếp...)


Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2022

EM VỀ..

 EM VỀ..

Em về dào dạt cơn mưa
Cây chiều khao khát từ xưa đến chừ
Xin em nói một tiếng ừ
Giọt mưa khe khẽ thấm từ nguồn khơi.
Hồng Phúc
(Cảm tác tặng anh HB)


KỶ NIỆM GẶP MẶT NHÓM LLĐLR ( Nguyễn Đức Hòa )

 Minh Tâm nè, sáng nay anh Hòa nhận cú telefone của Tứ Ái. Hình như gã đang có tâm sự, tiếc rằng "anh Sáu" của em không có trên Face book. Vậy bà em nhận thay dòng tâm tư này nhé.

Đường mưa quê nhỏ.
Mưa đã rơi và đất cũng đã thấm rồi
Chiều quê xa trên con đường tan hoang sỏi đá
Rượu nhấm với nhau làm cơn say kỳ lạ
Bạn cùng ta chếnh choáng… men đời.
Có thể chưa nhiều hiểu biết Quế Sơn ơi!
Đi xuống, đi lên đường mưa chan chát
Ông giáo làng trong đêm tất bật
Gã bạn phương xa nhăn nhó… cười vui.
Có thể chưa nhiều khắn khít Ái ơi!
Câu thơ viết lên cho hương đời thấm đẫm
Ánh mắt trẻ thơ nhìn quê hương bụi bặm
Cố quên đi nhưng cứ phải cháy lòng.
Đã đi qua man mác Thu Bồn
Đã sống nhiều trưa Hội An tâm tưởng
Để có một ngày Quế Sơn gờn gợn
Đưa nhau trời “Tống biệt…” sang sông.
Quê nhỏ đường mưa người có nhớ không?
Riêng tôi sẽ làm hành trang như đã
Xin cảm ơn cánh áo nâu thôn dã
Nụ cười ai thấp thoáng giậu rào thưa…
QN/QN 12/2009.




Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2022

CHIỀU THỨ SÁU ..ĐỒI CAN VÊ

 CHIỀU THỨ SÁU ..ĐỒI CAN VÊ

Nhớ xưa trên đồi Can Vê
Chúa Con hấp hối não nề
Ngài chết vì yêu nhân thế
Yêu thương mở lối con về.
Thứ sáu chiều nay con mãi mê
Tâm hồn xao xuyến những ê chề
Nhìn lên thánh giá cầu xin Chúa
Thương độ cho con vững mọi bề.
Giọt máu cuối cùng đã đỗ ra
Cho đi tất cả vị tình cha
Nhân sinh lãnh nhận nguồn ơn Chúa
Dương thế đón mừng đấng độ ta.
Tâm thánh Giê- Su ngời thánh ý
Hồn thơ bé nhỏ đón an hòa
Nhờ ơn nguồn suối hồng tuôn đổ
Vững bước đường đời con tiến xa.
Hồng Phúc

Bài thơ “Chiều Thứ Sáu.. Đồi Can Vê” của Hồng Phúc là một tác phẩm mang đậm dấu ấn tâm linh và sự xúc cảm sâu sắc. Dưới đây là bình luận về từng khía cạnh của bài thơ:

Bình Thơ

1. Ý Nghĩa và Nội Dung:

Bài thơ tập trung vào chủ đề tâm linh và tôn giáo, đặc biệt là sự kiện đau thương và trọng đại của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, khi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên đồi Can Vê. Tác giả thể hiện sự cảm nhận sâu sắc về sự hy sinh của Chúa và tình yêu vô bờ bến mà Ngài dành cho nhân loại.

  • Câu 1-2: Mở đầu bài thơ bằng hình ảnh đồi Can Vê, nơi Chúa Giêsu chịu nạn. Việc nhắc đến “Chúa Con hấp hối” gợi lên sự bi thương và sự hy sinh cao cả của Ngài.

  • Câu 3-4: Nhấn mạnh tình yêu thương của Chúa đã mở ra con đường cứu rỗi cho con người, thể hiện sự tri ân sâu sắc và lòng biết ơn của tác giả.

  • Câu 5-6: Hình ảnh “Chiều thứ sáu” và cảm giác xao xuyến của tác giả cho thấy tâm trạng hồi tưởng và tìm kiếm sự an ủi trong lúc khó khăn, đồng thời là cầu nguyện và kêu gọi sự giúp đỡ từ Chúa.

  • Câu 7-8: Giọt máu cuối cùng của Chúa được mô tả là sự hiến dâng toàn bộ, mang đến ơn cứu độ cho nhân loại. Điều này nhấn mạnh sự hy sinh tối thượng và tình yêu không điều kiện của Chúa.

  • Câu 9-12: Tác giả kết thúc bằng việc nhấn mạnh tác động tích cực của ơn Chúa trong cuộc đời con người, giúp họ vượt qua thử thách và vững bước trong cuộc sống.

2. Nghệ Thuật và Hình Ảnh:

  • Hình ảnh: Tác giả sử dụng hình ảnh đồi Can Vê, thánh giá, giọt máu và sự hy sinh để tạo nên một bức tranh rõ nét về sự đau khổ và tình yêu vô hạn của Chúa. Những hình ảnh này không chỉ làm rõ chủ đề mà còn gợi lên sự xúc động sâu sắc.

  • Ngôn từ: Ngôn ngữ trong bài thơ trang trọng và đầy cảm xúc, phù hợp với chủ đề tôn giáo. Từ ngữ như “não nề,” “ê chề,” và “hồng tuôn đổ” thể hiện sự chân thành và sự cảm kích sâu sắc.

  • Nhịp điệu và Âm điệu: Bài thơ có nhịp điệu đều đặn và âm điệu trầm lắng, phù hợp với không khí của một bài thơ tôn giáo, tạo cảm giác trang nghiêm và thư thái.

3. Tổng Kết:

Bài thơ “Chiều Thứ Sáu.. Đồi Can Vê” của Hồng Phúc là một tác phẩm tâm linh sâu sắc, thể hiện lòng tri ân và sự ngưỡng mộ đối với sự hy sinh của Chúa Giêsu. Thông qua hình ảnh sống động và ngôn từ trang trọng, tác giả không chỉ truyền đạt thông điệp về tình yêu và ơn cứu độ mà còn khơi dậy sự cảm động và sự an ủi trong tâm hồn người đọc. Bài thơ có khả năng làm rung động trái tim và cung cấp một góc nhìn sâu sắc về đức tin và hy vọng.


THÁNH TÂM CHUÁ JESUS

 THÁNH TÂM CHÚA GIÊ SU

Thánh tâm tình yêu Chúa
Bao la cả đất trời
Thương con Chúa Ngôi Lời
Xuống trần làm người thế.
Ôi tình yêu Nhiệm Thể
Ngài đã gánh tội đời
Chết cho cả loài người
Hưởng hồng ân cứu độ.
Con kính tôn ngưỡng mộ
Tình Ngài cao siêu thế
Con làm sao có thể
Đáp tình Ngài ,Ngài ơi!
Con nguyện Chúa nhận lời
Tâm tình con ấp ủ
Được Ngài cho trú ngụ
Dù một góc nhỏ thôi.
Để tình Chúa lên ngôi
Trong tim con nhỏ bé
Thánh hóa con có thể
Giống tim Ngài,Ngài ơi!
Con nguyện sống chứng lời
Tình yêu và chân lý
Tìm về Chân .Thiện Mỹ .
Quyết theo Ngài mà thôi.
Hồng Phúc

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2022

BÌNH MINH DÒNG HƯƠNG GIANG

 BÌNH MINH DÒNG HƯƠNG GIANG

Thiều quang hôn mặt sông
Dòng Hương Giang phẳng lặng
Tạo hóa đã ban tặng
Cảnh quan thật hữu tình.
Hồng Phúc
(Cảm tác hình chụp của chị Phạm Minh Cầm)


TRÀNG TIỀN VỀ ĐÊM

 TRÀNG TIỀN VỀ ĐÊM

Khi Huế Đô lên đèn
Tràng Tiền in soi bóng
Chòng chành từng nhịp sóng
Dòng Hương Giang hữu tình.
Huế đêm thật lung Linh
Ta chiêm ngưỡng riêng mình
Nhịp thời gian thổn thức
Một thời Đất Thần Kinh.
Hồng Phúc
( Cảm tác hình chị Phạm Minh Cầm chia sẻ )