NHẠC SĨ ANH THY TÀI HOA VẮN SỐ
HƯỞNG DƯƠNG 31 TUỔI
Xin nghiêng mình trước mộ phần của anh.
Nguyện cầu linh hồn anh
Phạm Duy Dũng
Xin thắp nén hương lòng…
Cầu nguyện cho người nhạc sĩ
Tài hoa bạc mệnh…
Hoanh Ho
Cầu cho hương linh siêu thoát yên bình.
Cong Ho
ANH THY NHẠC SỸ tài hoa
BUÔNG XUÔI thế sự khúc ca quân đoàn
TÂM TÌNH NGƯỜI LÍNH THUỶ tràn
HOA BIỂN yêu nhớ muôn vàn thân thương
LỜI NGUYỆN CẦU NỬA ĐÊM dường...
MỘT ĐÊM HẢI HÀNH mù sương lối về
Nhớ CÔ BẠN HỌC sơn khê
KHÔNG CÓ NGÀY CHỦ NHẬT lê bước mòn
ANH VỀ MỘT CHIỀU MƯA ngon
ĐỪNG KHÓC NGHE EM cho tròn dạ son
MỘNG ƯỚC MAI SAU mãi còn
ĐỪNG GỌI ANH BẰNG CHÚ...lời hờn ru...
BIỂN TUYẾT...giọt sầu thiên thu
Anh Thy tên thật là Phạm Văn Khổn, sinh năm 1943 tại Thái Bình và di cư vào Nam năm 1954 cùng với gia đình, sinh sống tại khu Hòa Hưng.
Thuở nhỏ, ông học tại trường Nguyễn Thượng Hiền và đã bát đầu sáng tác nhạc, đồng thời cũng rất đam mê môn túc cầu (tức bóng đá). Năm 1959, khi còn đang là học sinh trung học, Anh Thy từng ra phi trường để đón mừng đội tuyển túc cầu chiến thẳng trở về tại SEA Game đầu tiên. Ông có ghi lại trong nhật ký như sau
Đầu thập niên 1960, Anh Thy theo học lớp nhạc của nhạc sĩ Y Vân cùng với Y Vũ, Nhật Ngân. Thời gian này ông cũng có quen biết nhiều nhạc sĩ khác, trong đó có Trần Thiện Thanh, và chơi thân với nhau. Chính Trần Thiện Thanh là người giúp đặt bút danh Anh Thy đọc lái từ chữ Y Thanh (tức Y Vân và Trần Thiện Thanh).
Năm 1964, Anh Thy vào quân ngũ và theo học tại Trung tâm huấn luyện Hải quân Nha Trang. Sau khi tốt nghiệp, ông được điều về Hải đoàn Xung Phong 32. Khi công tác tại đây, Anh Thy một thời ngang dọc giữa đại dương, nhiều lần đụng độ địch quân để bảo vệ vùng biển.
Những tháng ngày lênh đênh trên biển đó đã trở thành nguôn cảm hứng để ông sáng tác nhạc về chủ đề Hải quân với các ca khúc nổi tiếng:
1-Hoa Biển
2-Tâm Tình Người Linh Thủy
3-Một Đêm Hải Hành.
4-Lời nguyện cầu nửa đêm
5-Đừng gọi Anh bằng chú
6- Biển Tuyết
7-Mộng Ước Mai Sao
8-Đừng khóc nghe em
9-Buông xuôi
10-Cô bạn học
11-Anh về một chiều mưa
12-Không có ngày Chúa Nhựt
13-Lính mà em
14-Đám cưới nghèo
Sau đó Anh Thy được chuyển về công tác tại Phòng Tâm lý chiến trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân, làm việc cùng các nhạc sĩ nổi tiếng khác như Mặc Thế Nhân, Nguyễn Vũ,…
Nhà văn Vũ Thất, từng là trưởng ban văn nghệ hải quân, mô tả lại hình dáng của nhạc sĩ Anh Thy như sau: “Anh Thy người cân đối, cao ráo, khuôn mặt điểm vài anh hoa phát tiết, miệng rộng môi dầy, cười hở hai hàm răng đều đặn…”
Nhạc sĩ Anh Thy qua đời từ rất sớm, khi mới tròn 30 tuổi, trong một tai nạn bất ngờ trên đường đi công tác cùng những đồng nghiệp ở Cục Tâm Lý Chiến của hải quân.
Tai nạn này được kể lại như sau:
Vào giữa tháng 4 năm 1973, Anh Thy cùng các đồng nghiệp, trong đó có nhạc sĩ Nguyễn Vũ, cùng đi trên chiếc xe dodge từ Cam Ranh đến Qui Nhơn. Trên đường đi, vì tránh một chiếc xe khách nên xe bị đụng một tảng đá to và bị lăn nhiều vòng.
Tất cả 6,7 người trên xe đều bất tỉnh, kể cả tài xế. Nhac sĩ Anh Thy tỉnh dậy đầu tiên, nhìn thấy mọi người đều bị thương, trong đó nhạc sĩ Nguyễn Vũ bị nặng nhất. Riêng Anh Thy không bị xây xát gì bên ngoài nên đã cõng mọi người lên lại xe, đich thân lái xe đưa mọi người về Quân y viện Qui Nhơn.
Sau đó 3 ngày, tất cả mọi người đều bình phục, riêng chỉ có Anh Thy thì cảm thấy đau đầu. Khi chụp phim thì thấy có vết nứt nhỏ trong não do chấn thương. Ông được đưa cấp cứu nhưng không kịp nữa và qua đời ngay trên bàn mổ.
Bộ tư lệnh Hải quân VNCH sau đó đã truy thăng ông từ cấp bậc Trung sĩ lên Thượng sĩ
Trong sự nghiệp và cuộc đời ngắn ngủi của mình, nhạc sĩ Anh Thy có 1 số ca khúc được công chúng yêu mến, trong đó nổi tiếng nhất là Hoa Biển với những lời hát viết về chính cuộc đời lênh đênh của ông:
Vượt bao hải lý
Chưa nghe vừa ý
Lắc lư con tàu đi
Chỉ thấy bọt nước
Tan theo ngọn sóng
Dáng hoa kia
Ôi mịt mù...
Ca khúc này nổi tiếng với giọng hát Nhật Trường – Trần Thiện Thanh, và nhiều người lầm tưởng rằng ca khúc này được Trần Thiện Thanh sáng tác với bút danh Anh Thy, chứ không biết rằng đã từng có một nhạc sĩ Anh Thy tài hoa vắn số đã qua đời 47 năm trước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét