MỘT CHUYỆN TÌNH
Năm 1984 NT đã tốt nghiệp Y SỸ Y HỌC CỖ TRUYỀN và được phân công về công tác tại BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN KRÔNG BUK. Chàng thanh niên trẻ đang đầy nhiêt huyết phục vụ Nhân dân nơi xứ sở miền núi thiếu thốn nầy. Thời bấy giờ cơ sở chuyên môn đang thiếu thốn cả trang thiết bị Y tế và nhân lực. Nên YS YHCT củng phải trực chuyên môn cấp cứu thực thụ như Bác sỹ, nhưng anh em đồng nghiệp với nhau rất tận tâm với người bệnh.
Nhớ hôm ấy có một thanh niên là Nguyễn Thanh Tâm. 25 tuổi. Vào viện với lý do: bán thân bất toại, không nói được. Được nhập khoa CẤP CỨU điều trị. Theo người nhà anh Tâm kể: Anh Tâm rất khỏe, không bệnh tật gì. Từ nhỏ anh chưa bao giờ đi Viện… Sáng hôm ấy anh cùng bạn bè tát cá ở suối… Anh tự nhiên choáng ngã, bạn bè để anh nằm trên bờ và tiếp tục bắt cá. Đến lúc nhìn lại thấy anh bất tỉnh, gọi hỏi không trả lời, bạn bè hoảng quá đưa anh đến viện điều trị.
Qua một tuần cấp cứu anh tỉnh nhưng không nói được, tay chân bên phải liệt hẳn, miệng méo lệch sang bên trái. Vào ngày điều trị thứ 7 BS NQN báo cáo khoa học về một ca bệnh hay. Anh chẩn đoán bệnh nhân Tâm bị Cerebral artery Embolization (thuyên tắc động mạch não), tiên lượng khả năng sống và phục hồi rất thấp.
Anh nói: Cho hai anh YS YHCT với phương tiện đầy đủ. Nếu điều trị trong một tháng mà bệnh nhân giơ tay chân lên được là anh mât một chầu Beer thoải mái (Bia thời bây giờ rất hiếm, chỉ bán phân phối còn ở ngoài Quốc doanh không có). Anh BS NQN nói với mục đích vừa kích thích, động viên anh em cố gắng hết tinh thần chạy chữa cho người bệnh.
NT là một YS YHCT đầy nhiệt huyết. Được giao nhiệm vụ anh bắt tay vào điều trị tích cực cho bệnh nhân Tâm. Thuốc men thời kỳ nầy rất thiếu, anh tận dụng mọi điều kiện vừa Châm cứu, vừa Thủy châm và xoa bóp trị liệu, tập vận động cho bệnh nhân. Sự miệt mài cố gắng ấy đã đem đến thành công thật bất ngờ. Đúng 20 ngày sau anh Tâm đã giơ tay lên cao chân co dủi tốt và bắt đầu tập đi. Lúc này BS NQN mới tin là bệnh nhân đã phục hồi. Anh rất vui mừng và tuyên dương thành công của YS NT.
Gần giường anh Tâm có chị Nguyễn Thị Nhị là bệnh nhân bị Hội chứng Thận Hư. Chị có một người con trai tên là BÉ độ 8 tuổi, cháu bé hay lên chợ hát xin tiền về nuôi mẹ. Thấy anh Tâm thiếu sự chăm sóc của gia đình, hai mẹ con hay giúp đở, động viên tinh thần, chia sẻ những vật chất ít ỏi mình có cho anh Tâm. Qua thời gian điều trị dài hạn ở Bệnh viện. Tình yêu lại nẩy nở trong hai con người bệnh ấy. Anh Tâm rất vui kể từ ngày có sự quan tâm của hai mẹ con chị Nhị. Bệnh tật của anh ngày càng hồi phục tốt. Sau 45 ngày điều trị anh đã đi lai được trên chiếc nạn gỗ. Tâm ngỏ lời yêu Nhị và được chấp nhận, hai người đưa nhau về trình diện gia đình. Nhưng lại gặp sự phản đối kịch liệt từ phía gia đình. Họ sắp xếp cho hai người ở một căn liều ngoài rẩy, trên một ngọn đồi gió lộng.
Từ ngày có chị Nhị về anh Tâm rất hạnh phúc, nhất là được chị tận tay nấu những món ăn đạm bạc nhưng tràn đầy yêu thương. Hai con người bệnh sống tựa vào nhau, họ có cùng cảnh ngộ nên rất dể cảm thông cho nhau trong hoàn cảnh nghèo khó thời bấy giờ.
Nhớ một chiều mưa tầm tả. Tâm cùng vợ vào nhà YS NT. Lâu ngày mới gặp lại bệnh nhân NT rất mừng và mời hai anh chị vào nhà. Anh Tâm vừa nói, vừa khóc kể cho NT nghe chuyện của mình Tâm nói: Mình rất mừng khi biết vợ mình đã mang thai, mặc dầu khó khăn nhưng vẫn cố gắng nuôi dưỡng đến ngày vợ sinh. Nhưng không ngờ đêm ấy trong căn chòi ngoài rẩy vợ chuyển dạ, nhờ một người MỤ VƯỜN đở cho và bị tai biến và cháu mất. Vừa buồn vừa thiếu thốn không thuốc men vợ mình bị phù lại. Mình đến nhờ YS NT giúp mình với.
NT mời hai anh chị dùng cơm với mình và đưa hai người vào bệnh viện. Sau đợt điều trị đó chị Nhị thấy mình cứ bị tái phát hoài nên quyết định về quê để nương nhờ bà con chửa bệnh và chi đã mất tại bệnh viên Quy Nhơn.
Còn anh Tâm ngày ngày cô đơn trên chiếc nạn gỗ đi bán từng tờ vé số để kiếm sống qua ngày…
23 năm sau NT gặp lại anh tâm đi khám bệnh ở bệnh viện. NT giờ đã trở thành một BS, anh ân cần khám bệnh cho anh Tâm. Anh thật không ngờ sự chịu đựng diệu kỳ của một người bị “hẹp hở van hai lá” mà thọ đến mấy chục năm không được điều tri tích cực do hoàn cảnh khó khăn. NT hỏi thăm anh Tâm về cháu bé con chị Nhị ngày ấy. Được Anh Tâm cho biết cháu đã có gia đình và vợ bán trái cây ở chợ BUÔN HỒ. NT đi tìm và gặp được vợ chồng cháu bé. Cô cậu đã có một người con chung, còn 2 đứa con riêng của vợ. Bé mừng và kể cho NT nghe sư tình dạo ấy. Bé nói: Mẹ cháu về quê nhưng chưa đến nơi bị ngất và cấp cứu ở BV QUY NHƠN. Được mọi người giúp đở. Bệnh viện cho quan tài và an táng mẹ con ở đó. Hằng năm con cũng hay về mỗi dịp giỗ mẹ. Con có đưa bố Tâm thăm mộ mẹ.
Hôm gặp nhau Bé mừng quá mời về nhà riêng. Bé mời cả Dượng Tâm lên nửa. Đêm ấy BS NT và cả gia đình cháu Bé tâm tình ôn lại chuyện củ sau hai mươi ba năm.
Nhớ lại thời bao cấp gian khổ mọi người sống yêu thương nhau hơn.., biết chia sẻ nhưng niềm đau của nhau. Mối tình mà hai người bệnh gần với tử thần, đã đến với nhau trong mái nhà Bệnh Viện thật đẹp và nhiều bi thương. Thiết nghỉ nếu gia đình của anh Tâm biết cảm thông cho hoàn cảnh của con mình, cộng với sự yêu thương mà Nhị và Tâm đã dành cho nhau, thì đôi uyên ương nầy đâu phải gặp những cảnh bi thương. Và Tâm đau phải cô đơn hằng ngày lê tấm thân tàn tạ của mình đi bán những tấm vé số để kiếm sống trong chuổi ngày còn lại. Ngày nay cuộc sống đã đi lên mong có những tấm lòng nhân ái tràn ngập yêu thương, biết chia sẽ với mọi người như thời gian khổ mà chúng ta đã đi qua.
Hồng Phúc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét